Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Kinh nghiệm đầu tư bất động sản cho người mới bắt đầu

 

Bạn đang có ý định đầu tư ngắn hạn, mua bán bất động sản với mục đích sinh lời? Bạn e ngại đầu tư bất động sản là một cuộc chơi nguy hiểm. Bài viết này CR- Invest sẽ chia sẻ những kinh nghiệm đầu tư bất động sản cho những ai mới bước chân vào nghề:

 

Đầu tư vào loại bất động sản nào:

Hiểu và xác định đúng loại hình bất động sản nào phù hợp với khả năng đầu tư của bạn là vấn đề trước tiên bạn cần quyết định. Việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là khả năng tài chính của bạn. Theo các chuyên gia, đầu tư vào các dạng đầu tư bất động sản dưới đây sẽ hứa hẹn đem lại cho bạn nhiều lợi nhuận nhất.

Bất động sản nghỉ dưỡng: thu lợi cao và dài hạn

– Bất động sản thương mại: gồm văn phòng, mặt bằng, nhà xưởng cho thuê ..

– Bất động sản cao cấp : là xu hướng”tìm nơi những người giàu có hay lui tới” ám chỉ BĐS có vị trí tốt và giao thông dễ dàng, gần trung tâm.

Đầu tư lướt sóng: thu lãi khủng trong thời gian ngắn

– Bất động sản khu dâu cư: phù hợp với người có nguồn vốn nhàn rỗi tương đối nhỏ, ổn định và ít rủi ro

– Bất động sản mới nổi theo thị hiếu cung cầu như shophouse, office-tel, condotel

.- Đầu tư đất nền, nhà liền thổ: gồm đất nền dự án, đất nông nghiệp, nhà phố, đất khu công nghiệp

 

Mới kinh doanh bất động sản nên hiểu về các loại hình và sản phẩm bất động sản

Am hiểu về sản phẩm:

Bạn không thể bán được hàng nếu chưa nắm rõ thông tin về sản phẩm. Đây là bài học đầu tiên về kinh nghiệm làm nghề bất động sản bởi nó đúng trong mọi trường hợp, từ kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ đến những sản phẩm BĐS triệu USD.

Tuy nhiên, để am hiểu sản phẩm đúng cách, bạn cần phải làm đủ 7 bước sau đây:

  • Tên dự án: Tên dự án cũng chính là điểm nhận diện đầu tiên mà nhờ đó khách hàng có thể phân biệt dự án này với dự án khác. Bạn sẽ rơi vào tình huống dở khóc, dở cười nếu như  giới thiệu sai tên dự án BĐS mà mình đang bán.
  • Vị trí của dự án: Đây sẽ là thông tin quan trọng mà khách hàng quan tâm trước khi quyết định có tìm hiểu sâu về dự án hay không. Bên cạnh đó bạn còn cần phải tìm hiểu về các thông tin như: liên kết vùng của dự án, vị trí về giao thông của dự án,….
  • Chủ đầu tư: Khi học về dự án bất động sản, bạn phải tìm hiểu các thông tin liên quan đến chủ đầu tư: uy tín của chủ đầu tư ra sao? Họ đã làm những dự án nào, có được khách hàng phản hồi tốt?,….
  • Sản phẩm bất động sản: Bạn cần đọc hiểu cơ bản về mặt bằng tổng thể dự án, mặt bằng các tầng, thiết kế căn hộ,… 
  • Pháp lý dự án: Bạn cần tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến pháp lý của dự án bất động sản đang bán: dự án đã được cấp phép đầu tư, xây dựng hay chưa, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản,….
  • Giá bán và phương thức thanh toán, hỗ trợ: Bạn cần nắm rõ bảng hàng sản phẩm. Đồng thời tìm hiểu xem tiến độ thanh toán của sản phẩm như thế nào, thanh toán theo thời gian hay theo tiến độ xây dựng của dự án,… Có ngân hàng nào hỗ trợ vay mua hay không? Nếu có thì lãi suất, điều kiện vay vốn, thời gian đáo hạn hay thời gian vay vốn cụ thể ra sao?,….

Hiểu biết về khách hàng, phân loại khách hàng:

Có 8 kiểu khách hàng sales cần ghi nhớ để có kịch bản tư vấn phù hợp nhất:

Khách chủ động đặt vấn đềKhách chủ động đặt vấn đề; Hay phủ định ý kiến người khác, tỏ ý chê bai;Thể hiện sức mạnh quyền lực, tiền bạc; khó tiếp cận thông tin

Khách ngẫu hứng, ba phải:Không có chứng kiến, lưỡng lự khi đưa ra quyết định; Dễ bị tác động ngoại cảnh dấn đến thay đổi; Dễ ngã theo đám đông; Bị thuyết phục bởi quảng cao, khuyến mại song dễ bị cắt máu và xiêu lòng

Khách dè dặt và ít nói: Không cởi mở thể hiện cảm xúc, lầm lì, khó tiếp cận; Chỉ xem, không có ý định mua; khi được hỏi thì trả lời nhát gừng, không đầu không cuối hoặc tỏ ra khó chịu

Khách kiên định và bảo thủ:Chỉ quan tâm đến sản phẩm mình muốn mua; Nói hơi khô khan, cứng nhắc; không chấp nhận phân tích, giải thích; tỏ ra bất cần và không đồng ý

Khách nói nhiều, hiểu biết: Nói liên tục không cho nhân viên tư vấn, hỏi lan man nhưng không đúng trọng tâm

Khách bàng quan, thờ ơ:Xem lướt hàng hóa, không đồng ý sản phẩm; Từ chối thẳng nếu bị mời mua, thái độ lãnh đạm, từ chối thư từ, điện thoại, hẹn gặp; Cố tình chê sản phẩm

Khách vội vã, bận rộn: Nói ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề trọng tâm; yêu cầu thông tin chính xác; Luôn thúc giục, yêu cầu được phục vụ ngay lập tức

Khách kỹ tính, cẩn thận:Xem xét kỹ sản phẩm, từng chi tiết nhỏ; Quan tâm cả cách làm việc, lời ăn tiếng nói của sales; lật đi lật lại một số vấn đề; Khó chịu khi không đáp ứng được những nhu cầu mình cho là không cần thiết

Quy tắc chuyển tiền thành giá trị:

Hãy lặp đi lặp lại thành ngữ “bạn kiếm tiền khi bạn mua vào một BĐS, chứ không phải khi bạn bán đi một BĐS” cho đến khi nó trở thành tiềm thức. Đây là một trong những cách đơn giản nhất để thành công trong đầu tư BĐS, nhưng đồng thời cũng dễ bị những người môi giới BĐS lạm dụng nếu bạn không cẩn thận. Điều mà bạn muốn biết là mối quan hệ giữa giá mua vào một BĐS với giá bán hiện tại của các BĐS tương tự khác trong cùng khu vực

Xem thêm:

 

Một số kinh nghiệm cho người mới kinh doanh bất động sản

Học cách thẩm định giá tài sản:

Bất kể các “ chuyên gia ” nói gì thì thực tế là không ai có thể nói chắc ngày mai sẽ thế nào. Do vậy, tự mình làm và hình thành quan điểm của mình về việc liệu tài sản đó sẽ có thể tăng giá. Hãy xem xét các yếu tố như là mức gia tăng việc làm trong khu vực, mức độ khan hiếm của các sản phẩm tương tự, và nhu cầu tương lai của phân khúc đó.

Hãy nhớ nó có tính chủ quan, nhưng nếu quan tâm tìm hiểu, bạn sẽ có thể quyết định chính xác liệu tài sản mà mình định mua có thể bán được với giá cao hơn giá mua vào không.

Chuẩn bị kĩ về mặt pháp lý

Một số bất động sản pháp lý không chuẩn: Ví dụ chưa có sổ đỏ hoặc chưa chắc đã làm được. Trong quá trình giao dịch, bạn được chủ nhà, chủ đất hay chủ đầu tư bđs hứa rằng: Yên tâm đi, không phải lo đâu, anh chị sẽ làm sổ đỏ cho em… Bạn đặt cọc 1 khoản tiền lớn hoặc thanh toán hết tiền sau đó không ra được sổ đỏ hoặc xảy ra tranh chấp, kiện tụng… cũng là rủi ro sẽ khiến bạn mất tiền.

Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh:

Vì đối thủ và doanh nghiệp cùng thỏa mãn một nhu cầu của phân khúc khách hàng mục tiêu nên sản phẩm dịch vụ (giải pháp) thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh. Do đó, chúng ta cần phải nghiên cứu 3 tiêu chí tạo nên sản phẩm dịch vụ của đối thủ như:

  • Sản phẩm: Tính năng, thiết kế, bao bì, cách sử dụng,…
  • Dịch vụ: Dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau mua
  • Giá: Giá bán của sản phẩm dịch vụ

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO