Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Horizontal line là gì? Sự khác biệt giữa Horizontal line và Trendline

 

Để giao dịch thuận lợi hơn trong thị trường ngoại hối, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức về cách đọc hiểu, phân tích biểu đồ giá hay chart. Nhà đầu tư có thể dựa vào biểu đồ để xác định xu hướng giá (xu hướng thị trường). Bài viết của topsanfx ngày hôm nay, muốn chia sẻ đến nhà đầu tư về một thuật ngữ đặt biệt có tên Horizontal line và sự khác nhau giữa Hontal line và Trendline

 

Horizontal line là gì?

Horizontal line là một dạng Line chart. Horizontal line hay đường nằm ngang được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính và kinh tế.

Đặc điểm của Horizontal line

Đối với phân tích kỹ thuật, các đường ngang truyền tải một phần của biểu đồ dạng đường, line chart thể hiện sự chuyển động của giá theo thời gian và Horizontal line forex biểu thị thang thời gian, trục dọc biểu thị thang giá.

Nhà đầu tư có thể thêm các đường ngang và dọc vào biểu đồ. Lúc này các đường dọc thường sử dụng để xác định khoảng thời gian nến xuất hiện. Còn đường ngang có vai trò như công cụ giao dịch thiết yếu để trader xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

 

Hoặc đường ngang cũng thường được ứng dụng phân tích ngang, tại đây những đường ngang sẽ có công dụng so sánh giá trị của giá cả theo thời gian.

Phân tích chiều ngang là điều cực kỳ quan trọng trong phân tích cơ bản. Nhà đầu tư có xu hướng so sánh các báo cáo có sức ảnh hưởng hay công khai theo thời gian.

Ngoài ra, Horizontal line cũng là một phần của đường cung và cầu. Khi đó tại biểu đồ sẽ thể hiện giá là đường thẳng đứng và cầu là đường nằm ngang.

 

Khái niệm Horizontal line

Đường xu hướng – Trendline là gì?

Ngay từ nghĩa gốc của nó theo tiếng Anh bạn đã hiểu, trendline là đường xu hướng. Đây là một trong những công cụ để xác định xu hướng thị trường. Bằng cách sử dụng một đường thẳng nối các đỉnh hoặc các đáy của đường giá, từ đó vạch ra xu hướng giúp ta có cái nhìn trực quan nhất về hướng đi tổng thể của giá.

 

Ngoài việc được sử dụng để xác định xu hướng thị trường ra thì một ứng dụng quan trọng của đường trendline đó là dùng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Điều này có nghĩa là mỗi khi giá chạm  vào trendline thì nó có xu hướng bị bật trở lại. Nếu giá phá vỡ trendline theo hướng ngược trend thì có khả năng cao giá sẽ đảo chiều.

Đường trendline có 3 loại tương ứng với các xu hướng tăng, giảm và đi ngang. Tuy nhiên chúng ta thường chỉ xét đến hai trường hợp là trendline tăng và trendline giảm.

 

Tìm hiểu thêm:

 

So sánh Horizontal Line và Trendline

Về cơ bản, trendline là đường xu hướng, hay có thể hiểu là đường nối giữa các đáy để tạo thành đường hỗ trợ (trong 1 xu hướng tăng) hoặc nối các đỉnh để tạo thành đường kháng cự (trong 1 xu hướng giảm).

Góc

Sự khác biệt đầu tiên nhưng rất rõ ràng chính là góc của các đường, cụ thể như sau:

  • Horizontal Line: góc 0 độ, song song với đường thời gian (trục hoành).
  • Trendline: Góc của đường xu hướng có thể thay đổi từ bất kỳ mức nào chỉ trên 0 đến 89,99 độ gần với đường thẳng đứng. Đường thẳng đứng sẽ có góc 90 độ. Nhưng trong các tình huống thực tế thực tế, các đường xu hướng không bao giờ có 89,99 độ. Bên cạnh đó, trendline từ 5 đến 60 độ là phổ biến nhất. Ngoài ra đường thẳng đứng không có công dụng cụ thể trong xu hướng. Trừ khi nó được sử dụng trên biểu đồ để ghi nhớ một thời điểm cụ thể hoặc một phần của hành động giá.

Điểm hỗ trợ hoặc kháng cự

Điểm hỗ trợ hoặc kháng cự cũng là một sự khác biệt nữa Horizontal Line và Trendline, cụ thể như sau:

Horizontal Line: có thể được đặt lệnh ở bất kỳ mức hỗ trợ hoặc kháng cự nào mà nhà giao dịch Forex đánh giá là quan trọng. Ngoài ra, đường nằm ngang còn có một điểm giá là gọi là điểm hỗ trợ hoặc kháng cự. Hơn nữa, một đường nằm ngang có thể có nhiều điểm hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng.

 

Trendline cần phải có nhiều lần chạm thì mới được xem là có giá trị. Ví dụ như;

  • Phải thực hiện tối thiểu phải có 2 lần chạm. Nếu không, nó sẽ không có giá trị.
  • Ba lần chạm trở lên được xem là có giá trị nhất. Ngoài ra, một đường xu hướng với 3 lần chạm trở lên cũng có thể được coi là cơ sở của kênh xu hướng.

Giao dịch với Horizontal Line và Trendline

Về lý thuyết, cả đường ngang và đường xu hướng đều có thể được sử dụng để tìm breakout. Giao dịch breakout có lợi thế tương đối lớn, bởi lẽ các trader tránh rất nhiều thời điểm mà hành động giá thiếu quyết đoán. Bên cạnh đó, hành động giá có thể tối ưu hóa thời gian giao dịch của các trader. Đồng thời tận dụng được các lợi thế của thị trường theo hướng mà những trader này mong muốn.

 

Ngoài ra, một trong những yếu tố khó nhất của giao dịch là góc độ tâm lý. Giao dịch vốn dĩ là một trò chơi tinh thần. Vậy nên một trader bình tĩnh, tự tin thật sự rất quan trọng trong việc đạt được giao dịch đột phá.

Khi nói về sự khác biệt khi giao dịch với Horizontal Line với Trendline, chúng ta thường chú ý đến yếu tố góc. Bởi lẽ sự khác nhau về góc sẽ dẫn đến những sự khác biệt về giao dịch giữa các đường, cụ thể như sau:

So sánh Horizontal line và Trendline

Các đường xu hướng ít dốc hơn (từ 10 đến 40 độ)

  • Khi đó, hành động giá đang di chuyển ở một góc cân bằng nhưng tính chất của Price Action lúc này yếu hơn so với đường xu hướng dốc trên 40 độ. Thị trường lúc này cho thấy không có nhiều khởi sắc.
  • Ngoài ra, sự phá vỡ của đường xu hướng từ 10 đến 40 độ chính là dấu hiệu cho thấy sắp có sự kết thúc của một chuyển động điều chỉnh giá.
  • Tuy nhiên, những đường xu hướng này vẫn còn nhiều khoảng trống về phía đáy hoặc đỉnh tiếp theo (được dùng để hỗ trợ hoặc kháng cự).
  • Đó cũng là lý do tại sao breakouts của đường này thường ít biến động hơn đường xu hướng với một góc nông hoặc đường xu hướng ngang. Do đó, việc sử dụng lệnh dừng lỗ sẽ chặt chẽ hơn và có nhiều cơ hội thành công cao hơn so với các đường xu hướng khác.

Đường xu hướng dốc (hơn 40 độ)

  • Tại đây, Price Action đang di chuyển với rất nhiều chỉ báo về động lượng. Khi đường xu hướng này bị phá vỡ, các chỉ báo về động lượng có dấu hiệu như đang dừng lại, nhưng thông thường, đó chỉ là sự dừng tạm thời.
  • Ngoài ra, giá cũng là một yếu tố có thể điều chỉnh góc của đường xu hướng.
  • Nhìn chung, những đường xu hướng này có thể là một phương pháp tương đối khả dụng để tìm kiếm lợi nhuận. Hơn nữa, một số đường xu hướng dốc hơn có thể cho thấy sự đảo chiều.
  • Như vậy, bạn có thể sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận kha khá khi quyết định đầu tư sang hướng ngược lại.

Đường xu hướng nông (0-10 độ)

  • Lúc này, hành động giá đang di chuyển ở một góc yếu. Khi đó, thị trường khó có thể di chuyển khỏi đỉnh hoặc đáy.
  • Ngoài ra, breakouts của đường xu hướng có một điểm khác biệt hơn so với hai đường xu hướng bên trên, đó là: đỉnh và đáy (hay còn gọi hỗ trợ và kháng cự) tương đối gần nhau. Điều này có thể làm cho trading breakouts tồn tại trong thời gian ngắn trước khi các Price Action biểu hiện thực hiện chức năng của mình.
  • Nhìn chung, khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bạn cũng đều phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn. Vậy nên, cách tốt nhất để đạt được giao dịch hiệu quả là tiếp cận các giao dịch một cách đơn giản nhất có thể.

Horizontal Line (Đường ngang – 0 độ)

  • Lúc này, các hành động giá đã phá vỡ đỉnh hoặc đáy. Điều đó có nghĩa là một điểm hỗ trợ hoặc một điểm kháng cự đang nằm ngoài các đường trendline.
  • Tuy nhiên, có những trường hợp mặc dù 1 hỗ trợ và kháng cự đã bị phá vỡ nhưng vẫn có một hỗ trợ khác nằm ngay trên hoặc dưới nó, có thể gây ra sự thay đổi tương đối bất ngờ và đột ngột. Thông thường thì sự phá vỡ của đường Horizontal Line sẽ đi kèm với rất nhiều biến động, điều đó góp phần tạo ra sự chuyển động lên xuống một cách khá đột ngột.
  • Bên cạnh đó, các breakouts này thường có xu hướng quay trở lại Horizontal Line vì không đủ động lực từ thị trường. Điều này có thể là lý do tạo nên một sự đổi chiều trên thị trường.
  • Vậy nên, với Horizontal Line , sẽ tốt hơn hết nếu các trader lựa chọn thực hiện các giao dịch tại điểm breakout lần hai hoặc cứ tiếp tục giao dịch. Bởi lẽ breakout sẽ có xu hướng trở lại và bull back là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Lời kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn về Horizontal Line là gì và những điều cần lưu ý khi vận dụng Horizontal Line vào giao dịch thực tế. Nhìn chung, Horizontal Line phần nào giúp cho các trader phân tích được giá cả của thị trường và xu thế cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, Horizontal Line cũng chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không phải một dạng chỉ báo “thần thánh”.

 

Xem thêm


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO