Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Phân tích xu hướng mô hình giá NR4/NR7 và chiến lược giao dịch mô hình

 

NR4 (Narrow Range 4) và NR7 (Narrow Range 7) lần lượt là nến thứ 4 và thứ 7 có biên độ đỉnh đáy nhỏ nhất so với 3 và 6 cây nến trước đó. Những mô hình này được giới thiệu trong cuốn Day Trading with Short Term Price Patterns & Opening Range Breakout của Tony Crabbel và rất phổ biến đối với những trader giao dịch ngắn hạn.

 

Mô hình giá MR4 / NR7 là gì?

“NR” là narrow range có nghĩa là biên độ (là khoảng cách giữa giá ở đỉnh và giá ở đáy), số “4” là thanh giá cuối cùng trong 4 thanh giá gần nhất và có biên độ thấp hơn 3 thanh giá trước nó.

Số “7” là thanh giá cuối cùng trong 7 thanh giá gần nhất và có biên độ nhỏ hơn 6 thanh trước.

 

Khái niệm mô hình giá NR4/ NR7

Mô hình NR4 phá vỡ lên trên:

 

Mô hình NR4 phá vỡ lên trên

Tín hiệu mua của mô hình NR4 là khi giá của ngày thứ 5 vượt qua giá đỉnh của thanh giá ngày thứ 4. Điểm dừng lỗ được đặt ở đáy của thanh giá ngày thứ 4. Và thường thì lệnh sẽ được chốt tại thời điểm đóng cửa của ngày mà lệnh mua vào được khớp (tức là khớp lệnh mua đầu ngày thì cuối ngày chốt lệnh luôn)

Mô hình NR4 phá vỡ xuống dưới:

 

Mô hình NR4 phá vỡ xuống dưới

Tín hiệu bán cho mô hình NR4 là khi giá của ngày thứ 5 giảm xuống phía dưới đáy của thanh giá ngày thứ 4. Điểm dừng lỗ được đặt ở đỉnh của thanh giá ngày thứ 4 và thông thường thì. Và thường thì lệnh sẽ được chốt tại thời điểm đóng cửa của ngày mà lệnh bán vào được khớp (tức là khớp lệnh bán đầu ngày thì cuối ngày chốt lệnh luôn)

Mô hình NR7:

 

Mô hình giá NR7

Mô hình NR7 cũng có phương pháp giống như mô hình NR4. Nhưng lệnh mua và bán được đặt ra trong ngày thứ 8 và dựa vào đáy và đỉnh của thanh giá ngày thứ 7.

Mô hình giá NR4 / NR7 có ý nghĩa:

Có ba thời điểm nến Narrow Range sẽ được hình thành theo cụm 2 hoặc 3 nến. Việc này chứng minh về một sự tích lũy kéo dài, lâu hơn thông thường, nhà giao dịch hãy yên tâm đây là một trường hợp khả quan. Bên cạnh đó, nhà đầu tư được cung cấp một tín hiệu thất bại vào giữa tháng 12 – giá đảo chiều giảm và quay lại ngay khi phá vỡ đỉnh nến NR

 

  • Ứng dụng nến NR4 hoặc NR7 vào giao dịch là một phương pháp ngắn hạn. Bởi vậy, nếu nhà giao dịch vào lệnh hay thiết lập một lệnh chờ được khớp nhưng giá không di chuyển theo hướng bạn kỳ vọng thì khả năng thua lỗ tương đối cao.
  • Bên cạnh nến NR4 và NR7, nhà đầu tư giao dịch dài hạn cũng có thể tăng thêm số nên mình cần như nến NR10 hay NR20.
  • Để giúp nhà giao dịch củng cố mức độ tin cậy về một tín hiệu khi giao dịch với nến Narrow Range là kết hợp một chỉ báo theo xu hướng và một chỉ báo quá mua/quá bán.

Ví dụ cho mô hình NR4:

 

Biểu đồ mô hình giá NR4

Biểu đồ ngày của S&P 500 ETF cho thấy ba mô hình NR4. Mô hình NR4 đầu tiên xuất hiện sau một thanh giá có giá tăng lên cao hơn. Giá bắt đầu củng cố tích lũy lại trong ngày thứ 4 và trở thành một thanh giá rất ngắn. Giá mở cửa sau thanh giá hẹp của ngày thứ 4 và bắt đầu vượt qua đỉnh của thanh giá ngày thứ 4 và đó là tín hiệu mua. Giá của ngày thứ 5 không giảm xuống thấp hơn đáy của ngày thứ 4. Vì vậy lệnh mua vào đã không bị dừng lỗ và gây thua lỗ.

Sử dụng đúng qui tắc chốt lệnh vào cuối ngày thì giao dịch sẽ có lợi nhuận:

Mô hình NR4 xuất hiện sau một xu hướng giảm và thanh giá thứ 4 là thanh giá hẹp tạo vùng tích lũy. Một lần nữa thì giá mở cửa trong khoảng giá của ngày thứ 4. Và sau đó đi lên phía đỉnh của thanh giá hẹp của ngày thứ 4. Và kích hoạt tín hiệu mua. Giá đóng cửa ngày với mức giá cao cao tạo ra lợi nhuận. Và vì giá không giảm xuống vượt qua đáy của thanh giá hẹp ngày thứ 4 nên điểm dừng lỗ không bị kích hoạt.

Ví dụ minh họa về mô hình giá NR7:

 

Biểu đồ mô hình giá NR7

Có hai mô hình NR7 trong biểu đồ ngày của S&P 500 ETF. Ngày thứ 7 có biên độ giá hẹp so với sáu ngày trước đó. Giá của ngày thứ 8 đã vượt qua đỉnh ngày thứ 7 và sau khi đóng lệnh sẽ sinh lợi nhuận.

 

Tương tự cho mô hình NR7 thư hai, giá ngày thứ 8 đã vượt qua đỉnh ngày thứ 7 và dừng lại ở đó, đây là một giao dịch cho lợi nhuận tốt.

 

Tìm hiểu thêm:

 

Chiến lược giao dịch, điểm vào lệnh, xu hướng Mô Hình Giá NR4 / NR7:

Trong bài viết này, khung thời gian được sử dụng cho chiến lược giao dịch với nến NR4 và NR7 là khung ngày. Các bước giao dịch theo chiến lược này như sau:

 

Giao dịch mô hình giá NR4/NR7

  • Đợi cây nến NR4 hoặc NR7 xuất hiện.
  • Mua nếu giá phá vỡ đỉnh cây nến NR4 hoặc NR7. Bán nếu giá phá vỡ đáy của một trong hai nến này. Trader có thể đặt một lệnh buy stop ngay trên đỉnh nến NR4/NR7 và một lệnh sell stop ngay dưới đáy một trong hai nến này. Ngay khi một trong hai lệnh được khớp, trader sẽ hủy lệnh còn lại.
  • Stoploss (dừng lỗ) được đặt ngay dưới đáy nến NR4 hoặc NR7 với lệnh mua; và ngay trên đỉnh một trong hai nến này với lệnh bán. Một số trader thiết lập mức stoploss bằng 2ATR.
  • Chốt lời theo một tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro (Risk/Reward) cố định; hoặc tại mức cản tiếp theo (hỗ trợ/kháng cự, đường xu hướng, Fibonacci, v.v). Ngoài ra trader cũng có thể thiết lập trailing-stop thủ công hoặc dựa vào chỉ báo Parabolic SAR hay ATR.
  • Đóng lệnh vào cuối ngày giao dịch hoặc tại thời điểm cây nến ngày đóng cửa. Ngày ở đây là ngày mà trader đặt lệnh mua/bán hoặc lệnh chờ được khớp.

 

Dưới đây là hai ví dụ trên biểu đồ thực tế:

Tín hiệu mua với nến NR4

 

Biểu đồ thể hiện tín hiệu mua với nến NR4

Tín hiệu mua với nến NR7

 

Biểu đồ thể hiện tín hiệu mua với nến NR7

Biểu đồ trong ngày để xác định hướng phá vỡ:

Biểu đồ cuối trong hình này là một mô hình NR4 không thành công. Để tìm ra sự việc nào diễn ra trước (sự phá vỡ giá ở đỉnh ngày thứ 4 hay sự phá vỡ giá ở đáy ngày thứ tư) thì biểu đồ trong ngày được sử dung.

Biểu đồ xác định hướng phá vỡ trong ngày

Biểu đồ 15 phút trong ngày cho thấy một sự phá vỡ xuống phía dưới đáy của ngày hôm trước kích hoạt một tín hiệu bán; tuy nhiên, giá di chuyển cao hơn đỉnh của thanh giá nhỏ ngày hôm trước và các nhà giao dịch bị dừng lỗ.

 

Đôi khi, các nhà giao dịch không chỉ dừng lỗ mà còn đổi hướng thành mua vào. Điều này cũng rất nguy hiểm vì giá sẽ không đi lên sau khi các nhà giao dịch bị dừng lỗ.

Lưu ý quan trọng về mô hình tam giác

Trong mỗi bài viết, mình đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy  túi và lỗ chỏng vó. Vì vậy hãy thật thận trọng trong các giao dịch của mình, để không đem lại rủi ro quá lơn cho bản thân.

Kết luận

Giống như chiến lược Bollinger Bands Squeeze, việc dự báo hướng phá vỡ nến Narrow Range, cụ thể NR4 và NR7, trước khi phá vỡ xảy ra là điều khó thực hiện. Tuy nhiên, dựa vào xu hướng chính, mô hình giá hay tín hiệu từ một chỉ báo kỹ thuật có thể giúp trader xác định được nên ưu tiên lệnh mua hay lệnh bán.

 

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO