Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Thông tin mô hình mở rộng đỉnh/đáy – Broadening Top/Bottom

 

Mô hình Broadening Top/Bottom (Đỉnh/Đáy mở rộng) là mô hình giá tương đối phổ biến trên thị trường còn có các tên gọi khác như Megaphone, Reversed Triangle hay Funnels. Mô hình này mách bảo cho các chúng ta biết thị trường đang trong tình trạng phân vân, lưỡng lự. Vậy chúng ta cần làm gì khi thị trường rơi vào trạng thái này? Bài viết sau không chỉ giúp bạn trả lời câu hỏi, mà còn hướng dẫn cách thức giao dịch với mô hình Broadening Top/Bottom sao cho đạt hiệu quả nhất.

 

Mô hình Broadening Top/Bottom là gì?

Broadening Top (Đỉnh mở rộng) và Broadening Bottom (Đáy mở rộng) là hai mô hình tương tự nhau, được tạo ra khi giá di chuyển trong một phạm vi ngày càng rộng, liên tục tạo ra những đỉnh cao hơn và những đáy thấp hơn. Đỉnh mở rộng hoặc đáy mở rộng thể hiện sự lo lắng xen lẫn tính thiếu quyết đoán của nhà đầu tư sau một đợt tăng hoặc giảm giá mạnh.

Broadening Top xuất hiện ở đỉnh các xu hướng, còn Broadening Bottom xuất hiện ở đáy các xu hướng.

 

Khái niệm mô hình giá Broadening Top/Bottom

Đặc điểm mô hình Broadening Top

Broadening Top xuất hiện trong xu hướng tăng. Nếu nối các đỉnh của mô hình với nhau, ta thu được đường kháng cự. Nếu nối các đáy của mô hình với nhau, ta thu được đường hỗ trợ.

 

Mô hình có thể kết thúc theo cả 2 hướng tăng hoặc giảm. Theo thống kê, có 53% các trường hợp mô hình sẽ phá lên trên và 47% trường hợp mô hình phá xuống dưới.

Sau khi Broadening Top phá ra khỏi đường hỗ trợ, kháng cự, mục tiêu di chuyển của giá thông thường chính bằng chiều cao của mô hình.

 

Đặc điểm mô hình giá Broadening Top/Bottom

Lưu ý rằng trong mô hình Broadening Top, giá thường chỉ chạm vào 2 đường hỗ trợ/kháng cự khoảng 5 – 6 lần trước khi phá ra và phát triển xu hướng. Do đó, bạn cần chuẩn bị tinh thần giao dịch khi các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự của mô hình bị chạm vào ở lần thứ 5.

Đặc điểm mô hình Broadening

Broadening Top (Mở rộng đỉnh)

Broadening Top xuất hiện trong xu hướng tăng. Nếu nối các đỉnh của mô hình với nhau, ta thu được đường kháng cự. Nếu nối các đáy của mô hình với nhau, ta thu được đường hỗ trợ.

Mô hình có thể kết thúc theo cả 2 hướng tăng hoặc giảm. Theo thống kê, có 53% các trường hợp mô hình sẽ phá lên trên và 47% trường hợp mô hình phá xuống dưới.

 

Sau khi Broadening Top phá ra khỏi đường hỗ trợ hoặc kháng cự, mục tiêu di chuyển của giá thông thường chính bằng chiều cao của mô hình.

Lưu ý rằng trong mô hình Broadening Top, giá thường chỉ chạm vào 2 đường hỗ trợ/kháng cự khoảng 5 – 6 lần trước khi phá ra và phát triển xu hướng. Do đó, bạn cần chuẩn bị tinh thần giao dịch khi các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự của mô hình bị chạm vào ở lần thứ 5.

 

Đặc điểm mô hình Broadening

Broadening Bottom (Mở rộng đáy)

Broadening Bottom xuất hiện trong xu hướng giảm. Nếu nối các đỉnh của mô hình với nhau, ta thu được đường kháng cự. Nếu nối các đáy của mô hình với nhau, ta thu được đường hỗ trợ.

 

Mô hình có thể kết thúc theo cả 2 hướng tăng hoặc giảm. Theo thống kê, có 58% các trường hợp mô hình sẽ phá lên trên và 42% trường hợp mô hình phá xuống dưới.

Sau khi Broadening Bottom phá ra khỏi đường hỗ trợ hoặc kháng cự, mục tiêu di chuyển của giá thông thường chính bằng chiều cao của mô hình.

 

Tìm hiểu thêm:

 

Hướng dẫn giao dịch mô hình Broadening Top/Bottom

Chúng tôi sẽ giới thiệu 2 cách giao dịch với mô hình Broadening Top là chiến lược giao dịch phá vỡ (breakout) và giao dịch bắt đảo chiều..

Chiến lược breakout

Một mô hình giá Broadening Top đã hình thành, được đánh dấu bằng 2 đường hỗ trợ/ kháng cự màu đỏ. Ở đây, khi giá phá xuống đường hỗ trợ màu đỏ bên dưới, chúng ta đi theo xu hướng và vào lệnh bán. Để an toàn, điểm chốt lời sẽ bằng khoảng 70% chiều cao của mô hình. Điểm dừng lỗ được đặt phía trên ngưỡng hỗ trợ, có thể bằng 20% – 30% chiều cao của mô hình.

Chiến lược giao dịch đảo chiều

Đối với chiến lược đảo chiều, chúng ta sẽ đợi giá chạm vào một trong 2 đường hỗ trợ/ kháng cự lần thứ 5. Nếu trong lần thứ 5 giá chạm vào ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự nhưng không thể phá vỡ, chúng ta sẽ đợi giá vượt qua đỉnh/đáy thứ 3 để giao dịch ngược chiều.

 

Nếu bạn thấy khó hiểu thì có thể xem hình minh họa bên dưới. Một mô hình Broadening Top đã được tạo thành khi giá đi lên và xuống, tạo ra những đỉnh và đáy rộng hơn. Trong lần chạm vào đường kháng cự lần thứ 5, giá đã tạo ra một cây nến Shooting Star và không thể vượt qua ngưỡng này. Ngay khi giá giảm xuống thấp hơn đỉnh số 3 được đánh dấu trên màn hình, chúng ta vào lệnh bán. Khi đó, điểm chốt lời nằm ở các đáy bên dưới và mức dừng lỗ nằm bên trên điểm số 5.

Ví dụ về mô hình Broadening – Phân biệt giữa Top và Bottom

Broadening Top (Mở rộng đỉnh)

Biểu đồ trên của Chevron (CVX) cho thấy một mô hình Broadening Top trong xu hướng tăng. Giá bắt đầu vào từ bên dưới (đặc điểm phân biệt mô hình Broadening Top với mô hình Broadening Bottom) và sau đó tạo ra 2 đỉnh cao hơn và 3 đáy thấp hơn, hình thành yếu tố giúp tạo thành đường hỗ trợ đi xuống và đường kháng cự đi lên.

 

Ví dụ mô hình Broadening Top (Mở rộng đỉnh)

Giá vượt lên trên đường kháng cự và tiếp tục di chuyển cao hơn, thỏa mãn điều kiện chốt lời của cả 2 phương pháp tính toán điểm chốt lời: lấy chiều cao của mô hình cộng với giá phá vỡ hoặc lấy chiều cao của mô hình nhân với 62% và sau đó thêm vào giá phá vỡ trên kháng cự.

 

Bulkowski (2005) nhận thấy rằng Mô hình Broadening Top xảy ra trong một xu hướng trung hạn (từ 3 đến 6 tháng) thì tốt hơn. Biểu đồ trên xảy ra sau một xu hướng tăng trong 3 tháng.

Broadening Bottom (Mở rộng đáy)

 

Ví dụ mô hình Broadening Bottom (Mở rộng đáy)

Đây là một mô hình Broadening Bottom vì giá bắt đầu vào mô hình từ phía trên. Có 3 đỉnh cao hơn và 4 hoặc 5 đáy thấp hơn.

Giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ và di chuyển xuống đủ để hoàn thành một giao dịch có lợi nhuận bằng cả 2 cách sử dụng phương pháp mục tiêu giá.

Hướng phá vỡ mô hình và trung bình lãi tăng, giảm

Broadening Top (Mở rộng đỉnh)

Giá phá vỡ trên mức kháng cự khoảng một nửa thời gian và dưới mức hỗ trợ một nửa khác của thời gian; khi giá phá vỡ trên mức kháng cự (kích hoạt một tín hiệu mua), giá đạt được tối đa trung bình 29% trước bất kỳ sự điều chỉnh nào từ 20% trở lên; khi giá phá vỡ xuống dưới mức hỗ trợ (kích hoạt một tín hiệu bán), giá suy giảm tối đa trung bình 15% trước khi một sự điều chỉnh giá ngược hướng phá vỡ khoảng 20% (Bulkowski, 2005). Nên chú ý là Bulkowski (2005) đề nghị nhà giao dịch nên mua ở lần chạm thứ 3 vào hỗ trợ và bán ra ở lần chạm thứ 3 vào kháng cự.

Broadening Bottom (Mở rộng đáy

Giá trong mô hình mô hình Broadening Bottom phá vỡ trên khoảng 53% thời gian và phá vỡ dưới khoảng 47% thời gian; khi giá phá vỡ phía trên, giá sẽ tăng tối đa trung bình là 27% trước 20% đảo chiều đầu tiên; và khi giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ, giá giảm một mức tối đa trung bình là 15% (Bulkowski, 2005).

Tổng kết

Giao dịch theo mô hình giá rất dễ và có khả năng thành công cao. Tuy nhiên cái khó là làm sao bạn nhận diện ra được các mô hình khi chúng xuất hiện trên biểu đồ. Hãy nhớ rằng, mô hình Broadening Top/Bottom xuất hiện sau một xu hướng tăng/giảm mạnh, ban đầu di chuyển hẹp sau đó mở rộng dần ra và giá chạm vào các đường hỗ trợ/kháng cự khoảng 5 – 6 lần. Ngoài ra, khi giao dịch mô hình giá bạn cũng nên kết hợp thêm các chỉ báo phân tích khác để tăng độ hiệu quả. Chúc bạn thành công!

 

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO