Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ đỏ

 

Khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải đăng ký biến động (sang tên Sổ đỏ). Để giúp người dân có thể tự thực hiện thủ tục sang tên, CR-Invest chia sẻ thủ tục sang tên Sổ đỏ năm 2020.

 

1. Sang tên Sổ đỏ là gì?

“Sang tên Sổ đỏ” là cách gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà, đất. Việc đăng ký biến động được thể hiện rõ trong Giấy chứng nhận, cụ thể:

Khoản 1 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định trang 3 và trang 4 của Giấy chứng nhận được sử dụng để xác nhận thay đổi trong các trường hợp người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, “sang tên Sổ đỏ” về bản chất là thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Khi đó người nhận chuyển nhượng (người mua), nhận tặng cho, người thừa kế sẽ được đứng tên trong Giấy chứng nhận.

 

Sang tên sổ đỏ là như thế nào?

2. Điều kiện sang tên Sổ đỏ:

2.1. Điều kiện của bên bán, tặng cho

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định khi chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác thì người sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Thông thường sang tên khi thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế chỉ cần có đủ 04 điều kiện trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phải đáp ứng thêm điều kiện khác như: Người nhận chuyển quyền không thuộc đối tượng cấm nhận chuyển nhượng, tặng cho theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013; chuyển nhượng, tặng cho có điều kiện theo quy định tại Điều 192 Luật Đất đai.

Xem thêm:

2.2. Điều kiện bên mua, tặng cho

Tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất gồm:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, trừ trường hợp đất được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Như vậy, bên nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải không thuộc 1 trong 4 trường hợp trên thì mới được phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.

 

Quy trình thủ tục sang tên sổ đỏ

Thủ tục sang tên sổ đỏ:

Bước 1: Kê khai hồ sơ sang tên sổ đỏ

Những hồ sơ cần chuẩn bị và kê khai gồm:

– 2 Bản khai thuế thu nhập cá nhân;

– 2 Bản khai lệ phí trước bạ

– 2 Bản khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

– 1 Bản sơ đồ đường đi vào thửa đất, tòa nhà để cơ quan thuế có căn cứ tính thuế;

Kèm theo những hồ sơ sau:

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở 02 bản;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 01 bản chính + 02 bản sao;

– Giấy tờ nhân thân như: CMND, căn cước, hộ chiếu, đăng ký kết hôn, giấy xác nhận độc thân – giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của hai bên mua – bán;

– Biên lai nộp thuế phi nông nghiệp của thửa đất năm gần nhất.

– Đối với trường hợp tặng cho hoặc thừa kế thì cần bổ sung Giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người cho tài sản và người nhận tài sản.

Bước 2. Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ

Người thực hiện sang tên sổ đỏ nộp toàn bộ hồ sơ đã nêu tại Bước 1 tại Bộ phận 1 cửa liên thông thuộc cơ quan tài nguyên và môi trường nơi có đất. Tại đây cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra đầu mục hồ sơ nhằm:

– Xem đã đủ hồ sơ hay chưa;

– Kê khai đúng và đủ các nội dung chưa?

– Hướng dẫn người sử dụng đất hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ.

– Nếu hồ sơ đã đầy đủ, cán bộ sẽ tiếp nhận trao Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

Bước 3. Nhận thông báo thuế và nộp thuế

Người sử dụng đất mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả ở bước 2 cùng với Chứng minh nhân dân/căn cước/hộ chiếu. Nếu trường hợp được ủy quyền thì kèm theo Văn bản ủy quyền liên hệ với cơ quan thuế huyện/quận nơi có nhà đất để lấy:

– Thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân;

– Thông báo nộp lệ phí trước bạ;

– Thông báo nộp thuế đất phi nông nghiệp.

Các thông báo nộp thuế, phí nêu trên sẽ cho biết người sử dụng đất phải nộp số tiền cụ thể bao nhiêu. Lúc này người sử dụng đất cần phải nộp những khoản tiền đó vào kho bạc nhà nước và giữ biên lai nộp những khoản tiền đó để liên hệ với cơ quan nhà đất đã nộp hồ sơ ban đầu để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – sổ đỏ chính chủ.

Bước 4. Nhận sổ đỏ

Sau khi thực hiện xong bước 3, người sử dụng đất mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cùng với Biên lai nộp các khoản thuế đã nêu ở bước 3 liên hệ với bộ phận một cửa của cơ quan Tài nguyên môi trường để nhận Sổ đỏ. Lúc này người làm thủ tục phải nộp một khoản tiền gọi là lệ phí thẩm định.

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO