Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Nên hay không khi mua bán nhà đất có sổ hồng chung?

 

Những căn nhà có giá trị dưới 1 tỷ, được rao bán bắt mắt trên các cột điện, nhiều mẫu rao vặt thu hút rất lớn sự quan tâm của những người có nhu cầu cần tìm mua nhà hiện nay. Vậy bạn có nên mua nhà sổ chung không? Những rủi ro gặp phải khi mua nhà sổ chung là gì? Ở bài viết dưới đây Cr- Invest sẽ giải đáp các thắc mắc trên của bạn. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

 

1. Sổ hồng chung sở hữu là gì?

Sổ đỏ, sổ hồng thực chất là Giấy chứng nhận cấp phép quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất (nếu có) được các cơ quan có chức năng thẩm quyền cấp phép và ban hành.

Trước đây, Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Còn sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở. Tuy nhiên từ sau ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT quy định thống nhất chỉ ban hành một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có màu có màu hồng cánh sen (gọi chung và tắt là sổ hồng).

Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) nhà, đất, những tài sản gắn liền với đất. Chủ sở hữu hoặc một nhóm chủ sở hữu có quyền sử dụng nhà, đất, những tài sản gắn liền với đất cho việc như biếu tặng, cho, mua bán, thế chấp,… cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mà không cần phải xin phép người không có quyền sở hữu nào khác theo quy định của pháp luật.

Sổ hồng có 2 hình thức về sở hữu:

+ Sổ hồng riêng 1 chủ sở hữu, được hiểu là nhà, đất và tài sản gắn liền với đất chỉ có 1 và chỉ 1 chủ sở hữu duy nhất đứng tên trên sổ, giấy tờ, chứng thư liên quan. 

+ Sổ hồng chung nhiều chủ sở hữu là gồm 2 hoặc nhiều người cùng đứng tên trên sổ,  giấy tờ, chứng thư. Đồng sở hữu nhà, đất và các tài sản gắn liền với đất. (Người thứ 2 trở đi đứng tên trong sổ hồng không phải là người có quan hệ vợ/chồng/con của người đứng tên trong sổ, giấy tờ, chứng thư liên quan.

Tất cả những vấn đề pháp lý, quyền định đoạt nhà, đất và tất cả các tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải được thực hiện dưới sự đồng thuận dựa trên văn bản của tất cả chủ sở hữu đứng tên trên sổ hồng chung.

 

Sổ hồng chung là gi? Có nên mua bán nhà đất có sổ hồng chung hay không?

2. Có nên mua nhà sổ hồng chung hay không?

2.1 Nguy cơ bị đập nhà rất cao:

  • Nhà đất nằm trong khu vực quy hoạch

Mới đây, chính quyền địa phương phát hiện những căn nhà này được xây dựng trên phần đất được quy hoạch. 

  • Tranh chấp bức tường chung, nhà cửa xuống cấp

Sự việc chỉ được phát hiện khi chị tiến hành sửa nhà và hai bên phát sinh tranh chấp bức tường.
Không những thế, chỉ sau một thời gian sử dụng nền nhà bị lún sụt, ở dưới nền là một ao nước.
Các bức tường bị nứt toác vì những cây cột chỉ là gạch thay vì cột bê tông cốt thép.

2.2 Người mua nắm đằng lưỡi:

Theo quy định hiện nay khi mua bán nhà đất hai bên phải ra:

  • Công chứng làm thủ tục mua bán.
  • Nhà đất phải được tách thửa, chuyển sang “sổ hồng”.

Tuy nhiên, loại nhà đất như nói trên hai bên chỉ mua bán bằng giấy tờ viết tay, chưa đủ pháp lý để ra công chứng.

  • Không những thế, những căn nhà này có thể không phải mua qua chính chủ mà qua “cò” bằng giấy tay, với thủ tục nửa vời.
  • Đến “một ngày đẹp trời” nào đó chủ đất đòi lại đất hay phát sinh một tranh chấp thì người mua nhà đất xem như nắm dao đằng lưỡi.

“Sở hữu chung về mặt dân sự vẫn cho, nhưng đó là sở hữu chung hợp nhất, tức là một miếng đất hay căn nhà đã có giấy chủ quyền bán cho cùng nhiều người đứng tên chung. Nhưng đây là nhiều người sở hữu những căn nhà hay các miếng đất khác nhau trên một mảnh đất và chủ đất vẫn giữ giấy tờ nên sẽ rất nguy hiểm”,

2.3 Chất lượng Nhà ở không được đảm bảo:

  • Một nhà thầu xây dựng từng tham gia xây nhà phố giá rẻ “tiết lộ” loại nhà này giá thành xây dựng chỉ 2 – 3 triệu đồng/m2 hoàn thiện, bởi nó được xây hàng loạt, các loại vật tư vật liệu cũng là loại rẻ nhất.
  • Chưa hết, những căn nhà loại này được chủ đầu tư bđs xây dựng rất tiết kiệm, không làm móng, cột chỉ được xây bằng gạch, chỉ đổ hệ thống đà giằng ở móng và chỗ đổ gác;
  • Với cách làm này, một căn nhà diện tích đất khoảng 30 m2, sàn xây dựng khoảng 60 m2 giá thành hoàn thiện chỉ từ 120 – 180 triệu đồng.
  • Trong khi đó, giá một căn nhà rao bán bình quân khoảng 700 triệu đồng, tính ra mỗi mét vuông đất từ 17,3 – 19,3 triệu đồng là quá đắt đỏ vì đa số nhà loại này ở ngoại thành cách trung tâm TP từ 15 – 20 km.
  • “Với số tiền trên người dân có thể mua một miếng đất thổ cư rồi tự xây dựng theo ý mình hay mua căn hộ chung cư ở sẽ an toàn hơn”, ông này đưa ra lời khuyên.

Xem thêm:

 

Kinh nghiệm mua bán nhà đất có sổ hồng chung

3. Kinh nghiệm mua nhà đất sổ hồng chung?

Mua nhà đất chung sổ hồng có rất nhiều rủi ro phát sinh nếu người đi mua, người đầu tư không am hiểu về pháp lý luật nhà đất.

Cách giảm thiểu rủi ro dành cho người tham gia giao dịch nhà đất Sổ hồng chung.

Khi bạn tham gia hợp đồng mua bán nhà đất Sổ hồng chung, để đúng theo quy định của pháp luật, thì trong giao dịch mua bán này phải có Giấy ủy quyền đồng ý của tất cả các chủ sở hữu còn lại cho người bán thực hiện chuyển quyền sử dụng cho người khác. Nếu không có Văn bản đồng ý này của các đồng sở hữu thì dù bạn có thực hiện ký kết hợp đồng, làm thủ tục liên quan để chuyển quyền sử dụng đất thì hợp đồng đó không có giá trị pháp lý.

Để yên tâm nhất, thì người mua hoặc người muốn mua nên yêu cầu người bán làm thủ tục tách sổ hồng riêng rồi mới thiết lập giao dịch. Nhưng nếu các đồng sở hữu không đồng ý tách sổ hồng riêng thì sao? Thì để giao dịch này có hiệu lực trước pháp luật, bạn phải yêu cầu người bán cung cấp Giấy chứng nhận ủy quyền đồng ý chuyển giao quyền sử dụng đất có chữ ký xác nhận của các đồng sở hữu để không bị tiền mất tật mang.

Nếu bạn muốn mua đất phân lô và nhà liền kề chung sổ hồng, vậy có nên mua hay không? Câu trả lời là không nên mua, vì điều này làm bạn bị hạn chế quyền sử dụng nhà đất ở đây mà có thể dự án đó chủ đầu tư không đáp ứng được các điều kiện pháp lý để tách sổ cho từng căn, từng nền.

Theo CR-Invest nếu bạn lựa chọn mua để ở thì không nhất thiết phải là Sổ hồng riêng hay Sổ hồng chung, mà chỉ cần có Sổ hồng đứng tên của bạn, thì bạn đã có đầy đủ quyền lợi hợp pháp rồi.

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO