Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Sự khác biệt giữa Trend trader và Swing trader.

 

Trong thị trường tài chính vô cùng phức tạp này, hầu hết các trader thường chọn cho mình một trong hai chiến lược giao dịch phố biến sau: giao dịch theo xu hướng (trend trading) hoặc giao dịch xoay vòng (swing trading).

 

Mỗi chiến lược đều có những ưu điểm và nhược điểm, cũng như các yêu cầu cụ thể mà các nhà đầu tư phải tuân thủ một cách nhất quán để tránh sai sót. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư ngẫu nhiên áp dụng hai chiến lược có tính chất đối lập nhau này mà không hề biết rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình giao dịch của mình.

 

Sự khác biệt giữa Trend trader và Swing trader.

Giao dịch theo xu hướng (trend trading):

Giao dịch theo xu hướng là một kiểu giao dịch nắm bắt cơ hội thu về lợi nhuận thông qua việc phân tích đà tăng trưởng một tài sản hay một sản phẩm nào đó theo một hướng cụ thể. Khi giá đang di chuyển theo một hướng tổng thể, chẳng hạn như tăng hoặc giảm, đó được gọi là xu hướng. Nhà giao dịch theo xu hướng có thể mở một lệnh và giữ lệnh chỉ trong vài giờ hoặc có thể trong khoảng thời gian dài hơn cho đến khi thị trường vẫn có xu hướng tăng lên. Các trader sẽ cố gắng xác định các xu hướng trong hành động giá của các công cụ họ giao dịch. Có hai loại hai xu hướng chính:

  • Xu hướng tăng được biểu thị bởi một loạt các mức cao hơn và mức thấp cao hơn, phản ảnh mức giá tăng lên. Nhà giao dịch theo xu hướng có thể mở các giao dịch ngắn khi một tài sản đang có xu hướng đi xuống.
  • Xu hướng giảm được đặc trưng bởi một loạt các mức thấp thấp hơn và mức cao thấp hơn, nó phản ánh sự đi xuống của giá sản phẩm.

Giao dịch xoay chiều (swing trading):

Swing trading liên quan đến việc giữ một lệnh dài hoặc ngắn trong hơn một phiên giao dịch, nhưng thường không dài hơn vài tuần hoặc vài tháng. Mục tiêu của giao dịch swing là để nắm bắt cơ hội kiếm lời dựa trên sự di chuyển của giá. Swing trading là quá trình xác định nơi giá của một tài sản có khả năng di chuyển tiếp, vào lệnh và sau đó thu được một phần lợi nhuận từ động thái đó. Các nhà giao dịch swing thành công chỉ tìm cách nắm bắt một phần của sự di chuyển giá dự kiến, và sau đó chuyển sang cơ hội tiếp theo.

Swing trading là một trong những hình thức giao dịch tích cực phổ biến nhất, với chiến lược giao dịch này, các nhà giao dịch cần sử dụng các hình thức phân tích kỹ thuật khác nhau để tìm kiếm cho mình các cơ hội trung hạn.

Phân biệt giữa Trend Trader và Swing Trader:

Về lý thuyết, trong một xu hướng tăng hoặc giảm, những nhà giao dịch theo xu hướng (trend trader) chấp nhận rủi ro và giữ lệnh cho đến khi xu hướng thay đổi. Ngược lại, nhà giao dịch xoay chiều (swing trader) hoạt động trong phạm vi của các thị trường dao động (range-bound market), mua tại mức hỗ trợ và bán ở mức kháng cự. Giao dịch swing có xu hướng hoạt động tốt nhất trong các khung thời gian ngắn hơn, trong khi các chiến lược giao dịch theo xu hướng có thể áp dụng cho kiểu giao dịch trong nhiều tháng. Tuy nhiên, đặc điểm phân biệt giữa hai kiểu giao dịch này đang dần mờ nhạt đi trong những thập kỷ gần đây do sự xuất hiện của biểu đồ thời gian thực cho tất cả các khoảng thời gian.

 

Trong quá trình học hỏi từ thị trường, các nhà giao dịch mới và trung bình nên sớm chọn cho mình một trong hai chiến lược giao dịch này và gắn bó với nó cho đến khi thành thạo hoặc cho đến khi phát hiện ra một phương pháp khác phù hợp hơn. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp có thể kết hợp các chiến lược này theo ý muốn, nhưng cách này đòi hỏi các trader cần có kỷ luật thép, nhưng nếu thành công, họ sẽ tạo ra cho mình một chiến lược giao dịch hỗn hợp hiệu quả.

 

Việc kết hợp như thế này sẽ phù hợp cho những người có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc, có thể bao quát từng kiểu chiến lược trong phạm vi hoạt động của nó và đồng thời điều chỉnh quản lý rủi ro để giải quyết những nhược điểm của kiểu giao dịch hỗn hợp cũng như để hoàn thiện nó hơn. Ví dụ, giao dịch xoay chiều dài hạn điển hình sẽ yêu cầu đóng lệnh ngay ở mức kháng cự (resistance) như ở đỉnh cũ, trong khi những người giao dịch theo xu hướng sẽ ngồi chờ giá mới phá vỡ các mức đó. Một cách kết hợp cho hai kiểu giao dịch này là đóng một nửa lệnh tại mức kháng cự, giữ nửa lệnh còn lại và kỳ vọng một breakout.

 

Phân biệt giữa Trend trader và Swing trader

Nếu bạn vẫn còn chưa phân biệt được giữa trend trader và swing trader, những đặc điểm dưới đây sẽ giúp xác định bạn thuộc kiểu giao dịch nào:

  • Quy tắc giao dịch 80-20 (hay Phân tích Pareto): Xu hướng thị trường hình thành khoảng 20% tổng thời gian và dành 80% còn lại cho các giao dịch, trong đó giá sẽ di chuyển lên xuống trong một phạm vi giao dịch nhất định, giá hồi lại và các hành động ngược xu hướng được dùng để kiểm tra phạm vi giao dịch. Mức độ biến đổi của tỷ giá tăng theo xu hướng sẽ thu hút những trend trader trong khi mức độ biến đổi của tỷ giá giảm, rơi vào phạm vi giao dịch sẽ thu hút người giao dịch xoay vòng.
  • Sự ảnh hưởng của tin tức: Các trend trader thường quan tâm và theo dõi các vấn đề về kinh tế, chính trị và môi trường có tác động đến quyết định vào lệnh và quản lý rủi ro. Các swing trader ưu tiên cách an toàn hơn và vì vậy họ có xu hướng bỏ qua những vấn đề vĩ mô này, thay vào đó họ sẽ tập trung vào các hành động giá ngắn hạn.
  • Tần suất giao dịch: Trong khi các nhà giao dịch xoay vòng thường vào nhiều lệnh hơn nhưng giữ lệnh trong khung thời gian ngắn hơn, các nhà giao dịch theo xu hướng thực hiện ít lệnh hơn nhưng giữ lệnh trong khoảng thời gian dài hơn.
  • Quyết định vào lệnh: Các nhà giao dịch theo xu hướng sẽ mua vào khi xu hướng tăng nhanh và bán ra khi xu hướng giảm mạnh, trong khi các nhà giao dịch xoay vòng thường mua vào tại mức hỗ trợ (support) và bán ra ở mức kháng cự (resistance).
  • Khối lượng lệnh: Trong khi các swing trader giữ các lệnh lớn hơn với khung thời gian ngắn hơn thì những trend trader giữ các lệnh nhỏ hơn với khung thời gian dài hơn. So với các trend trader, các swing trader sử dụng đòn bẩy thường xuyên hơn.
  • Thời điểm vào lệnh: Các swing trader cần phải theo dõi và tìm kiếm thời điểm tốt nhất để vào lệnh bởi vì khoản lợi nhuận thu về hoặc khoản lỗ của swing trading sẽ bé hơn so với trend trading. Thông thường, các trend trader có thể bỏ lỡ điểm bắt đầu hoặc điểm kết thúc của một xu hướng mà vẫn thu về một khoản lợi nhuận đáng kể.
  • Chiến lược vào lệnh: Trend trader vào lệnh khi đà tăng mạnh hoặc đợi một counter-trend (xu hướng ngược) để giảm thiểu rủi ro. Còn các swing trader sẽ mạo hiểm tại mức hỗ trợ (support) hoặc mức kháng cự (resistance), đặt lệnh theo hướng ngược lại so với chiều giá di chuyển và đặt điểm chặn lỗ khi họ biết rằng chiến lược họ dùng là sai.
  • Chiến lược thoát lệnh: Các nhà giao dịch xoay vòng thoát lệnh khi nút chặn lỗ (stop loss) được kích hoạt hoặc khi họ đã đạt được mục tiêu lợi nhuận. Các nhà giao dịch theo xu hướng sẽ giữ lệnh cho đến khi xu hướng thay đổi với bất kể khung thời gian nào. Họ đặt dừng lỗ ở mức giá báo hiệu một xu hướng mới.

Các nhà giao dịch theo xu hướng (trend trader) và người giao dịch xoay chiều (swing trader) thực hiện các chiến lược giao dịch trên thị trường khác nhau và vì vậy đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. Trong khi các nhà giao dịch chuyên nghiệp có thể kết hợp thành công hai kiểu chiến lược này, các nhà giao dịch mới và trung bình nên tập trung vào một kiểu giao dịch và gắn bó với nó cho đến khi thành thạo và hoàn toàn làm chủ được nó.

 

Bài viết trên đây sẽ giúp bạn xác định xem bạn thuộc kiểu giao dịch theo xu hướng hay giao dịch xoay vòng nào. Để từ đó trau dồi thêm kiến thức giúp bạn phát triển chiến lược cho riêng mình một cách đúng hướng. Chúc bạn thành công.

 

Xem thêm nội dung liên quan:

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO