Chứng khoán Mỹ giảm vào thứ Tư (31/5), khi giới đầu tư thận trọng với thỏa thuận nâng trần nợ sẽ được bỏ phiếu tại Hạ Viện, trong khi dữ liệu thị trường lao động mạnh bất ngờ làm tăng khả năng Fed sẽ tăng lãi suất một lần nữa.
Hạ viện Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu vào cuối ngày về dự luật dỡ bỏ giới hạn nợ 31,4 nghìn tỷ đô la, một bước quan trọng để tránh vỡ nợ gây bất ổn có thể xảy ra vào đầu tuần tới.
Việc thông qua tại Hạ viện sẽ gửi dự luật tới Thượng viện, nơi cuộc tranh luận có thể kéo dài đến cuối tuần, ngay trước ngày 5/6 khi chính phủ có thể bắt đầu cạn tiền. Hầu hết các nhà phân tích thấy trước sự chấp thuận của dự luật ở cả lưỡng viện.
Tổng thống Joe Biden cho biết ông mong đợi dự luật trần nợ sẽ được đưa lên bàn làm việc trước ngày 5/6.
Khảo sát Cơ hội Việc làm và Tiền lương của Bộ Lao động, hay còn gọi là báo cáo JOLTS, cho thấy cơ hội việc làm của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 4, cho thấy sức mạnh bền bỉ của thị trường lao động và tạo áp lực lớn đối với cả tiền lương và lạm phát cũng như khả năng Fed sẽ tiếp tục phải nâng lãi suất.
Báo cáo việc làm tháng 5 của Bộ Lao động được theo dõi chặt chẽ, dự kiến công bố vào thứ Sáu, có thể quyết định liệu Fed tăng lãi suất có xảy ra hay không.
Trong tháng 5, Dow Jones mất gần 3,5%, chịu áp lực từ đà sụt giảm của các cổ phiếu Nike, Walt Disney, Walgreens, 3M, Chevron và Dow Inc. Trong khi đó, S&P 500 nhích nhẹ 0,3% và Nasdaq Composite vọt 5,8%, nhờ đà tăng của các cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo AI và các cổ phiếu công nghệ khác.
Kết thúc phiên 31/5, chỉ số Dow Jones giảm 134,51 điểm (-0,41%), xuống 32.908,27 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 25,69 điểm (-0,61%), xuống 4.179,83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 82,14 điểm (-0,63%), xuống 12.935,28 điểm.
Chứng khoán châu Âu chạm mức thấp nhất trong hai tháng, do lo ngại về sự suy giảm toàn cầu đối, ảnh hưởng từ dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc và sự không chắc chắn xung quanh trần nợ của Mỹ đã vượt xa sự lạc quan từ các dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt ở một số nền kinh tế lớn thuộc khu vực đồng euro.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 1,07% xuống 451,76 điểm, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 30/3.
Cổ phiếu các công ty xa xỉ có thị trường lớn tại Trung Quốc giảm 2,85% và các nhà sản xuất ô tô giảm 2,5% đã dẫn đầu đà giảm ở châu Âu, sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động của các nhà máy ở quốc gia châu Á này giảm nhanh hơn dự kiến vào tháng 5 do nhu cầu suy yếu. Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Đức.
Các thị trường chứng khoán khu vực chính khác cũng ghi nhận mức giảm trong tháng 5 lớn, với chỉ số FTSE 100 của London mất 5,4%.
Trong khi đó, các nhà đầu tư háo hức chờ đợi một cuộc bỏ phiếu quan trọng của các nhà lập pháp Mỹ về thỏa thuận nâng trần nợ của nền kinh tế lớn nhất thế giới, một bước quan trọng để tránh một vụ vỡ nợ chưa từng có có thể xảy ra vào đầu tuần tới mà không có hành động của quốc hội.
Chỉ số chuẩn STOXX 600 đã ghi nhận mức giảm hàng tháng mạnh nhất là 3,2% từ đầu năm đến nay do lo ngại về xung đột trần nợ và các dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, làm giảm bớt một số lo ngại, dữ liệu cho thấy lạm phát của Pháp đã hạ nhiệt hơn dự kiến vào tháng 5, trong khi bang North Rhine-Westphalia của Đức cũng chứng kiến áp lực giảm giá trong tháng này.
Các nhà phân tích lưu ý rằng bằng chứng về việc hạ nhiệt áp lực giá cả có thể có thể khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nới lỏng lập trường chính sách tiền tệ, dự kiến sẽ họp vào tháng tới.
Kết thúc phiên 31/5: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 75,93 điểm (-1,01%), xuống 7.446,14 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 244,89 điểm (-1,54%), xuống 15.664,02 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 111,05 điểm (-1,54%), xuống 7.098,70 điểm.
Giá dầu thô tiếp tục giảm do chịu áp lực bởi đồng USD mạnh hơn, dữ liệu yếu từ nhà nhập khẩu dầu hàng đầu Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về nhu cầu.
Kết thúc phiên 31/5, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 1,37 USD/thùng (-2,01%), xuống 68,09 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,88 USD/thùng (-1,21%), xuống 72,66 USD/thùng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn