Những lô trái phiếu của đại gia cá tầm Việt Nam
SHB
+0.81%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
UDJ
-3.42%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
TCB
+2.35%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
Vietstock – Những lô trái phiếu của đại gia cá tầm Việt Nam
Sở hữu những trang trại nuôi cá tầm hàng đầu Việt Nam, ông Lê Anh Đức còn lấn sân vào mảng bất động sản và năng lượng. Để có nguồn vốn cho các mảng kinh doanh, “đại gia cá tầm” đã huy động hàng ngàn tỷ đồng trái phiếu và thế chấp tài sản tại MSB.
Trung tuần tháng 2, CTCP Cá Tầm Việt Nam công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn với số lượng mua lại theo mệnh giá là hơn 232 tỷ đồng vào ngày 10/02/2023.
Lô trái phiếu có mã CTVCH2224001 với tổng mệnh giá đã phát hành gần 1,478 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng, tính từ ngày 10/02/2022 đến 10/02/2024. Sau khi được mua lại, lượng trái phiếu CTVCH2224001 còn gần 1,246 tỷ đồng.
CTCP Cá Tầm Việt Nam (còn được biết đến là Tập đoàn Cá Tầm) của doanh nhân sinh năm 1978 Lê Anh Đức – Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật, thành lập vào năm 2009. Các cổ đông sáng lập gồm ông Đức, ông Hà Văn Hải, bà Hà Thị Phương Thảo, bà Hà Vân Hiền (cả 3 cá nhân họ Hà này đều có cùng địa chỉ thường trú).
Tại thời điểm tháng 02/2019, Công ty có vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó cổ đông sáng lập gồm ông Đức nắm chi phối 52.09%, bà Hiền nắm 3.71%, hai cổ đông còn lại đều thoái hết vốn. Đến nay, Cá Tầm Việt Nam đã nâng vốn lên 410 tỷ đồng.
Nữ doanh nhân dân tộc Tày sinh năm 1982 – Hà Thị Phương Thảo – chính là con gái ông Hải và là vợ ông Đức. Bà từng có thời gian giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật Cá Tầm Việt Nam.
Ông Lê Anh Đức (Đức cá tầm) |
Trên website của mình, Cá Tầm Việt Nam giới thiệu Công ty hoạt động chặt chẽ với 6 công ty thành viên chủ chốt. Tại Đà Lạt, Công ty TNHH Cá tầm Việt Nam – Đà Lạt chuyên môn hóa trong việc ấp nở trứng, ươm giống cá con. Tại Bình Thuận, Bình Định, Đắk Lắk và Sơn La, công ty sản xuất cá tầm thương phẩm và trứng cá đen thông qua pháp nhân là CTCP Cá tầm Long Đa Mi.
Trong đó, Công ty Cá tầm Long Đa Mi thành lập năm 2008 với vốn điều lệ (tính đến lần công bố gần nhất vào năm 2014) là gần 150 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập còn nắm cổ phần gồm CTCP Cá tầm Việt Nam nắm 50.5% vốn, bà Phan Như Hoa 0.36%, ông Diệp Chí Hiếu 1.2%. Hiện công ty do ông Nguyễn Văn Khải làm Chủ tịch HĐQT.
Cá tầm Việt Nam kinh doanh các sản phẩm trứng cá tầm Caviar de Duc, cá tầm cắt lát và cá tầm sống nguyên con |
Hàng ngàn tỷ đồng trái phiếu bất động sản
Ngoài kinh doanh cá tầm, vợ chồng ông Đức – bà Thảo còn sở hữu loạt doanh nghiệp bất động sản, là chủ đầu tư của những dự án khủng tại thành phố biển Nha Trang và các địa phương khác.
Đơn cử, CTCP Bất động sản Hà Quang (Hà Quang Land) là chủ đầu tư của khu đô thị Lê Hồng Phong 1 (quy mô hơn 38ha), Lê Hồng Phong 2 (67ha), dự án nhà ở xã hội HQS (1.2ha) tại Khánh Hòa; khu dân cư Bình An (1.34ha) và khu biệt thự cao cấp Bình An (1.36ha) tại TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Hà Quang Land thành lập năm 2001; vốn điều lệ 700 tỷ đồng, với 4 cổ đông sáng lập gồm ông Hà Văn Hải (giữ chức Tổng Giám đốc), ông Ngô Văn Hân, ông Nguyễn Công Dị và ông Lê Hữu Thụ. Đến nay, ngoài ông Hải còn nắm 70% cổ phần thì 3 cá nhân còn lại đã thoái vốn. Website doanh nghiệp này giới thiệu 2 cổ đông chiến lược là Công ty Cá Tầm Việt Nam và Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC).
Ông Hà Văn Hải (trái) |
Một pháp nhân cốt lõi khác là CTCP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang (gọi tắt là Vịnh Nha Trang), thành lập vào năm 2014 với tên ban đầu là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch Vịnh Nha Trang, ngành nghề chính là tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, do bà Thảo làm Giám đốc và chủ sở hữu. Đến giữa năm 2016, Công ty thay đổi thành tên gọi như hiện nay, đồng thời tăng vốn từ 54 tỷ lên 300 tỷ đồng, với sự tham gia góp vốn của Hà Quang Land 40%, bà Thảo 40%, bà Hiền 10%, ông Phạm Thanh Tùng 10%. Hiện Công ty do bà Thảo làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Đồng thời, vốn điều lệ sau nhiều lần tăng và giảm, nay đạt 1,000 tỷ đồng. Tại đây, ông chủ Cá Tầm cũng có thời gian đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT.
Vịnh Nha Trang là chủ đầu tư của những siêu dự án như dự án condotel The Arena Cam Ranh (29.3ha), tổ hợp căn hộ Panorama Nha Trang, dự án tổ hợp đất nền Cam Ranh CityGate (47.9ha, 550 tỷ đồng), Bến du thuyền Cam Ranh (750 tỷ đồng ), khu Biệt thự sinh thái Thủy Triều (580 tỷ đồng), khu Cottage Vịnh Cam Ranh (800 tỷ đồng)…
Dự án Arena Cam Ranh |
Để có tiền thực hiện các dự án, vào tháng 06/2019, Vịnh Nha Trang huy động 650 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm, lãi suất 10%/năm và thả nổi. Toàn bộ số trái phiếu này đã được Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) mua.
Tại MSB – Chi nhánh TPHCM, Vịnh Nha Trang và bà Thảo lần lượt thế chấp hơn 4.4 triệu cp và 3.2 triệu cp CTCP Trần Thái Cam Ranh. Bên cạnh đó, ông Đức – bà Thảo thế chấp 12 triệu cp Vịnh Nha Trang làm tài sản bảo đảm cho khoản vay tại Techcombank (HM:TCB).
CTCP Trần Thái Cam Ranh thành lập năm 2009. Thời điểm đó, ông Trần Minh Chí làm Chủ tịch HĐQT và bà Thảo làm Giám đốc. Công ty có vốn điều lệ 212 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm Công ty TNHH Bất động sản Phú An 46%, Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái 44%, bà Thái Ngọc Dung 10%. Hiện Công ty do bà Thảo đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, vốn nâng lên 810 tỷ đồng. Nhóm cổ đông sáng lập Trần Thái Cam Ranh là vợ chồng ông Trần Minh Chí và bà Thái Ngọc Dung, sở hữu loạt pháp nhân cùng dự án lớn tại TP.HCM, với nhân tố cốt lõi là Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái. Người viết sẽ đề cập trong kỳ 2 tiếp theo. |
Không riêng Khánh Hòa, tại Hà Tĩnh, vào tháng 05/2021, Vịnh Nha Trang đề xuất với lãnh đạo địa phương này chấp thuận chủ trương nghiên cứu khảo sát, lập quy hoạch xây dựng khu đô thị du lịch Kỳ Nam, tại xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh. Dự án có tổng mức đầu tư 4,000 tỷ đồng, diện tích 330ha.
Ông Đinh Đức Tuấn từng là Thành viên BKS Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (nay là Ngân hàng SHB (HM:SHB)). |
Để tăng quy mô, vợ chồng ông Đức thâu tóm CTCP Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh (gọi tắt là Công ty Du thuyền Cam Ranh). Công ty này thành lập năm 2015 với hình thức ban đầu là Công ty TNHH và vốn điều lệ 50 tỷ đồng, do CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ Mefrimex góp 80% và ông Đinh Đức Tuấn (Giám đốc) góp 20%. Đến tháng 04/2016, hai cổ đông này thoái hết vốn, thay vào đó là ông Đức sở hữu 80% và bà Thảo 20%.
Tháng 10/2017, Công ty chuyển thành CTCP, vốn điều lệ tăng lên 100 tỷ đồng và cơ cấu cổ đông có thêm bà Hà Vân Hiền nắm 2%, bà Thảo giảm còn 18%, ông Đức giữ nguyên 80%. Hiện công ty có vốn 500 tỷ đồng và ông Đức làm Chủ tịch HĐQT.
Tương tự Vịnh Nha Trang, vào tháng 12/2021, Công ty Du thuyền Cam Ranh cũng huy động vốn thông qua phát hành riêng lẻ 2,500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm. Không những vậy, Công ty còn vay MSB với tài sản thế chấp là toàn bộ lợi ích thu được của chủ đầu tư trong quá trình đầu tư phần diện tích đất còn lại chưa bán của dự án câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh – Khu 7 và dự án Cam Ranh CityGate.
Tại MSB, vợ chồng ông Đức – bà Thảo cũng thế chấp 11 triệu cp Du thuyền Cam Ranh.
Đại gia cá tầm còn có dự án Cam Ranh Bay Cottages (hơn 15ha tại lô D4a khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh) do CTCP Du lịch Cá Tầm làm chủ đầu tư. Công ty có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, do vợ chồng ông Đức thành lập vào năm 2015 với tỷ lệ góp vốn gồm Cá Tầm Việt Nam 95%, ông Đức 3% và bà Thảo 2%. Hiện Công ty đã tăng vốn lên gần 64 tỷ đồng và do ông Hoàng Văn Sơn làm Tổng Giám đốc.
Mặt khác, Vịnh Nha Trang, bà Thảo cùng bà Hiền còn góp 10 tỷ đồng thành lập CTCP Phát triển Đô thị (HN:UDJ) NT vào tháng 06/2022; với tỷ lệ góp lần lượt là 10%, 89% và 1%. Công ty do bà Hiền làm Giám đốc.
Bà Hà Vân Hiền sinh năm 1987, còn là Phó Tổng giám đốc của Công ty Trần Thái Cam Ranh |
Bắt tay TNR lấn sân mảng năng lượng
Bên cạnh bất động sản và mối quan hệ tín dụng với MSB, ông Đức còn cùng nhóm TNR tham gia mảng năng lượng thông qua CTCP Green Energy Phước Hữu (thành lập năm 2015, vốn 200 tỷ đồng; trong đó ông Đức góp 25%, bà Thảo 25% và CTCP Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam 50%). Đây là chủ dự án nhà máy điện mặt trời Phước Hữu (78 triệu USD, quy mô 69ha, công suất 65MWp).
Ông Đức cùng bà Thảo, Vịnh Nha Trang còn góp 300 tỷ đồng thành lập CTCP Năng lượng Vàng với tỷ lệ lần lượt là 40%, 40% và 20%. Trong đó, ông Đức giữ chức Chủ tịch HĐQT.
Ông Đức còn là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Vịnh Vĩnh Hy (tên trước đây là Công ty TNHH Đầu tư Vịnh Vĩnh Hy do Vịnh Nha Trang sở hữu) với ngành nghề chính là sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Hiện Công ty có vốn 300 tỷ đồng, trong đó ông Đức nắm 97%, bà Thảo 1.5% và bà Hiền 1.5%.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp sản xuất điện liên tiếp được thành lập vào năm 2020 do ông Đức đứng tên như CTCP Năng lượng Tái tạo Solar Field (thành lập ngày 31/07/2020), CTCP Đầu tư Phát triển Năng lượng Skypower (31/07/2020), CTCP Xây dựng Nhà máy điện Solar-Eco (03/08/2020), CTCP Đầu tư Xây dựng Nhà máy điện Sky Energy. Đáng chú ý, những doanh nghiệp này đều có cùng địa chỉ kinh doanh tại số 67 Huỳnh Văn Tạo, phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long An.
Thu Minh
Theo investing.com