VN-Index tiếp tục tiến bước; Thêm nhiều lựa chọn vay vốn; Ngưỡng cửa của giai đoạn mới; Van trái phiếu tắc, các dòng vốn cùng ngưng trệ; Trái chủ và cơn uất nghẹn lịch sử – Bài 4; IMF dự báo Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 5/6 giảm 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày đã tăng 150.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,55 – 67,17 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 29,9 USD xuống 1.947,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục giảm về dưới 1.940 USD trước khi hồi trở lại 1.945 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,24 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.693 đồng/USD, giảm 29 đồng so với cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.330 – 23.670 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ về 27.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp giảm khá mạnh và về gần 26.700 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,38 USD (+1,92%), lên 73,12 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,38 USD (+1,81%), lên 77,50 USD/thùng.
VN-Index lên gần 1.100 điểm
Sau nhịp giao dịch khởi sắc đầu phiên, nhiều mã ngân hàng trở nên đuối sức thì “anh cả” VCB đã làm tốt vai trò gánh vác, giúp VN-Index vững vàng trên 1.100 điểm.
Dù vậy, áp lực bán gia tăng khiến thị trường phân hóa, VN-Index chững lại ở nửa sau của phiên, nhưng với việc cổ phiếu VCB đứng vững đã giúp VN-Index có thêm phiên tăng điểm với thanh khoản khá sôi động, chỉ thua phiên giao dịch cuối tuần trước ngày 2/6 tính trong 6 tháng đầu năm 2023.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6,05 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 148,03 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 5/6: VN-Index tăng 6,98 điểm (+0,64%), lên 1.097,82 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,53 điểm (+0,24%), lên 226,56 điểm; UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (+0,17%), lên 84,11 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng tích cực trong phiên thứ Sáu (2/6), sau khi Mỹ công bố dữ liệu việc làm.
Báo cáo cho thấy nền kinh tế Mỹ tạo ra 339.000 việc làm mới trong tháng 5, cao hơn so với dự báo tăng 190.000, đánh dấu tháng thứ 29 liên tiếp tăng trưởng việc làm tích cực.
Gần đây, dữ liệu việc làm mạnh mẽ đã gây áp lực lên các cổ phiếu về quan điểm cho rằng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất. Tuy nhiên, dữ liệu công bố vào ngày thứ Sáu cũng cho thấy thu nhập trung bình mỗi giờ tăng thấp hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế so với cùng kỳ năm trước, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao hơn dự báo.
Trong tuần, Dow Jones tăng 2%, S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt tăng 1,8% và 2%.
Kết thúc phiên 2/6, chỉ số Dow Jones tăng 701,19 điểm (+2,12%), lên 33.762,76 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 61,35 điểm (+1,45%), lên 4.282,37 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 139,78 điểm (+1,07%), lên 13.240,77 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 33 năm, khi mức tăng trên Phố Wall phiên cuối tuần trước đã thúc đẩy khẩu vị rủi ro, trong khi các nhà đầu tư tiếp tục đặt cược vào việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ duy trì chính sách nới lỏng.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,2% lên 32.217,43 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 7/1990. Chỉ số Topix tăng 1,7% lên 2.219,79 điểm.
‘Chứng khoán Nhật Bản đang ở vị trí thuận lợi hơn so với thị trường Mỹ vì BOJ dự kiến sẽ duy trì lãi suất cực thấp. Do đó, khi chứng khoán Mỹ tăng, không có lý do gì để không mua cổ phiếu Nhật Bản”, Shigetoshi Kamada, Tổng giám đốc tại bộ phận nghiên cứu tại Tachibana Securities, cho biết.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, bắt đầu từ ngày 15/6.
Trong số các cổ phiếu lớn tại Nhật Bản, cổ phiếu Fast Retailing tăng 3,86%. Cổ phiếu nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest tăng 3,38% và nhà sản xuất robot Fanuc tăng 4,53%.
Chỉ số bluechip của chứng khoán Trung Quốc giảm, khi căng thẳng Trung-Mỹ đã làm lu mờ sự lạc quan từ một cuộc khảo sát khu vực tư nhân cho thấy hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng tốc vào tháng trước.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,07% lên 3.232,44 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,46% xuống 3.844,25 điểm.
Hoạt động dịch vụ của Trung Quốc đã tăng trong tháng Năm, một cuộc khảo sát độc lập cho thấy, khi sự gia tăng các đơn đặt hàng mới củng cố sự phục hồi kinh tế do tiêu dùng dẫn dắt trong quý II.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) dịch vụ đã tăng lên 57,1 điểm trong tháng 5 từ mức 56,4 điểm trong tháng 4.
Cuộc khảo sát, dựa trên các câu trả lời được thu thập từ ngày 12-22/5, trái ngược với PMI chính thức được công bố vào tuần trước cho thấy tốc độ mở rộng chậm hơn trong lĩnh vực dịch vụ.
Bruce Pang, Nhà kinh tế trưởng tại Jones Lang LaSalle, cho biết các quy mô khảo sát khác nhau có thể giải thích sự khác biệt giữa Caixin và chỉ số PMI chính thức. Chỉ số PMI Caixin khảo sát khoảng 650 công ty dịch vụ tư nhân và nhà nước trong khi PMI chính thức khảo sát 4.300 công ty.
“Sự sụt giảm trong chỉ số chính thức cho thấy các công ty lớn hơn và những công ty Đại lục đang phải đối mặt với những cơn gió ngược lớn nhất”, Sheana Yue, nhà kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics cho biết.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, trong bối cảnh kỳ vọng Bắc Kinh sẽ đưa ra các biện pháp hỗ trợ phục hồi kinh tế và khi lo ngại về lãi suất cao hơn của Mỹ giảm bớt.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,84% lên 19.108,50 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,55% lên 6.463,90 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng và đạt mức cao nhất trong một năm, theo chân đà tăng mạnh của Phố Wall trong phiên trước đó.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 14,05 điểm, tương đương 0,54% lên 2.615,41 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 9/6/2022.
Phiên này, các cổ phiếu lớn như nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 0,69% và SK Hynix mất 1,45%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tiến 1,02%.
Trong số các cổ phiếu lớn khác, Hyundai Motor tăng 0,75% và nhà sản xuất ô tô chị em Kia Corp tăng 1,17%. Công cụ tìm kiếm Naver đi ngang, trong khi tin nhắn Kakao giảm 0,17%.
Kết thúc phiên 5/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 693,21 điểm (+2,20%), lên 32.217,43 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,37 điểm (+0,07%), lên 3.232,44 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 158,56 điểm (+0,84%), lên 19.108,50 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 14,05 điểm (+0,54%), lên 2.615,41 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Thêm nhiều lựa chọn vay vốn
Sau quyết định giảm thêm lãi suất điều hành mới đây của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động, từ đó điều chỉnh lãi suất cho vay và có thêm các gói tín dụng ưu đãi..>> Chi tiết
– Ngưỡng cửa của giai đoạn mới
VN-Index vừa vượt qua ngưỡng 1.080 điểm, kèm theo thanh khoản được cải thiện, báo hiệu thị trường có thể bước vào xu hướng tăng..>> Chi tiết
– Van trái phiếu tắc, các dòng vốn cùng ngưng trệ
Lãi suất đã giảm, song tín dụng vẫn không thể khơi thông. Thêm vào đó, dòng vốn trái phiếu bế tắc khiến doanh nghiệp ngày càng suy kiệt, nợ xấu gia tăng, gây áp lực ngược lại dòng vốn ngân hàng..>> Chi tiết
– Trái chủ và cơn uất nghẹn lịch sử – Bài 4: SCB “thần tốc, hăng say” đưa “thượng đế” thành khổ chủ
Sau khi “bắt tay” với TVSI, Ngân hàng SCB rầm rộ phát động nhiều chương trình thi đua “dẫn dụ” khách hàng mua trái phiếu với “thưởng lớn, thưởng ngay”. Đến “phút 89”, vẫn có “thượng đế” trở thành khổ chủ mà không thể hủy hợp đồng, dù quy định cho phép..>> Chi tiết
– IMF dự báo Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, mức độ mà các ngân hàng rút lại việc cho vay vẫn chưa đủ để có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thay đổi hướng đi với chu kỳ tăng lãi suất của mình..>> Chi tiết
Theo tinnhanhchungkhoan.vn