Dầu sụt hơn 2% trước lo ngại về nâng lãi suất
LCO
+0.43%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
CL
+0.01%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
Vietstock – Dầu sụt hơn 2% trước lo ngại về nâng lãi suất
Giá dầu giảm hơn 2% vào ngày thứ Ba (27/06) do những tín hiệu cho thấy các NHTW có thể chưa hoàn thành việc nâng lãi suất, trong khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu để hiểu thêm về mức tiêu thụ nhiên liệu của Mỹ trong mùa hè cao điểm lái xe.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent mất 1.92 USD (tương đương 2.6%) còn 72.26 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI lùi 1.67 USD (tương đương 2.4%) xuống 67.70 USD/thùng.
Cả 2 hợp đồng dầu đều giao dịch trong phạm vi 10 USD kể từ đầu tháng 5/2023. Chuyên gia phân tích Craig Erlam của Oanda cho biết giá dầu chủ yếu phục thuộc vào “những kỳ vọng lãi suất luôn thay đổi”.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Christine Lagarde, cho biết vào ngày thứ Ba rằng lạm phát cao dai dẳng sẽ yêu cầu ngân hàng tránh tuyên bố chấm dứt nâng lãi suất. Lãi suất cao hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu.
Tại Mỹ, niềm tin người tiêu dùng nước này đã tăng trong tháng 6 lên mức cao nhất trong gần 1 năm rưỡi, trong bối cảnh lạc quan về thị trường lao động.
Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế tích cực cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có thể phải tiếp tục nâng lãi suất để làm chậm nhu cầu trong nền kinh tế nói chung. Fed, vốn đã nâng lãi suất chính sách thêm 500 điểm cơ bản từ tháng 3/2022, báo hiệu trong tháng này rằng 2 đợt nâng lãi suất nữa sẽ có trong năm nay.
Tình trạng bù hoãn bán (backwardation) kỳ hạn 6 tháng của hợp đồng dầu Brent – một cơ cấu giá theo đó các hợp đồng giao ngay có giá cao hơn các hợp đồng tương lai – đã đạt mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022 và hầu như không dương, cho thấy mối lo ngại về khủng hoảng nguồn cung đang giảm dần.
Trong khi đó, thị trường đã bỏ qua cuộc nổi loại thất bại của nhóm quân sự tư nhân Wagner ở Nga vào cuối tuần qua, với việc vận chuyển dầu Nga vẫn theo đúng kế hoạch.
Tamas Varga của PVM nhận định: “Sự bất ổn địa chính trị mới nhất nhanh chóng trở nên vô nghĩa so với những cân nhắc kinh tế vĩ mô kéo dài”.
Chủ yếu phụ thuộc vào việc liệu nhu cầu dầu của Trung Quốc có tăng lên trong nửa cuối năm nay hay không, với việc Thủ tướng Lý Cường cho biết Trung Quốc sẽ thực hiện các bước để hỗ trợ thị trường nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
An Trần (theo CNBC)
Theo investing.com