Dầu tăng 4 tuần liên tiếp sau dự báo nhu cầu cao kỷ lục từ IEA
LCO
-0.46%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
CL
-0.42%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
Vietstock – Dầu tăng 4 tuần liên tiếp sau dự báo nhu cầu cao kỷ lục từ IEA
Giá dầu tăng vào ngày thứ Sáu (14/4) và ghi nhận 4 tuần leo dốc liên tiếp, sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu toàn cầu sẽ đạt mức cao kỳ lục trong năm nay nhờ sự phục hồi trong tiêu dùng ở Trung Quốc.
IEA cũng cảnh báo việc cắt giảm sản lượng mạnh của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh gồm Nga, được gọi chung là nhóm OPEC+, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nguồn cung dầu và gây tổn hại cho người tiêu dùng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 22 xu (tương đương 0.3%) lên 86.31 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 36 xu (tương đương 0.4%) lên 82.52 USD/thùng.
Cả 2 hợp đồng dầu đều ghi nhận 4 tuần leo dốc liên tiếp trong bối cảnh lo ngại giảm bớt về cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra vào tháng trước và quyết định bất ngờ hồi tuần trước của OPEC+ về việc tiếp tục cắt giảm sản lượng.
Dầu Brent tăng 1.5% trong tuần qua, còn dầu WTI vọt 24%. 4 tuần tăng cũng là chuỗi leo dốc dài nhất kể từ tháng 6/2022.
Trong báo cáo định kỳ hàng tháng công bố vào ngày thứ Sáu, IEA cho biết nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2 triệu thùng/ngày trong năm 2023 lên mức cao kỷ lục 101.9 triệu thùng/ngày, chủ yếu do mức tiêu thụ mạnh ở Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các lệnh hạn chế vì Covid-19.
Cơ quan này cũng cho biết nhu cầu nhiên liệu máy bay chiếm 57% mức tăng trong năm 2023.
Tuy nhiên, OPEC vào ngày thứ Năm (13/4) đã dự báo rủi ro suy giảm đối với nhu cầu dầu mùa hè như một phần bối cảnh cho quyết định cắt giảm sản lượng thêm 1.16 triệu thùng/ngày.
IEA cho biết quyết định của OPEC+ có thể gây tổn hại cho người tiêu dùng và khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu.
Cơ quan này lưu ý trong báo cáo: “Người tiêu dùng phải đối mặt với tình trạng tăng giá đối với các nhu yếu phẩm cơ bản giờ đây sẽ phải phân bổ ngân sách thậm chí còn mỏng hơn. Đây là điềm báo xấu cho sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế”.
IEA dự báo nguồn cung dầu toàn cầu sẽ giảm 400,000 thùng/ngày vào cuối năm nay, với lý do sản lượng dự kiến tăng 1 triệu thùng/ngày từ các nhà sản xuất không thuộc OPEC+ bắt đầu vào tháng 3, trong khi khối OPEC+ cắt giảm 1.4 triệu thùng/ngày.
Cũng góp phần thúc đẩy giá dầu là số giàn khoan dầu khí tại Mỹ, một chỉ báo về nguồn cung trong tương lai, đã giảm thứ 3 liên tiếp, theo dữ liệu từ Baker Hughes. Số giàn khoan dầu tại Mỹ đã giảm 2 giàn xuống còn 588 giàn trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2022, còn số giàn khoan khí đốt giảm 1 giàn còn 157 giàn.
Chỉ số đồng USD đang dao động ở mức thấp nhất trong 1 năm, sau khi dữ liệu giá tiêu dùng và sản xuất tại Mỹ được công bố làm tăng kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp kết thúc chu kỳ nâng lãi suất.
An Trần (theo CNBC)
Theo investing.com