ĐHĐCĐ BSR: Nguyên nhân kế hoạch lợi nhuận giảm
PVT
+0.21%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
BSR
-0.55%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
Vietstock – ĐHĐCĐ BSR (HN:BSR): Nguyên nhân kế hoạch lợi nhuận giảm “sốc”, bầu thêm Thành viên HĐQT và BKS
Sáng 13/04, ĐHĐCĐ thường niên 2023 của CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) được tổ chức tại TPHCM. Công ty đặt ra kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận sau thuế giảm tới 89% so với thực hiện 2022.
ĐHĐCĐ thường niên 2023 của BSR – Ảnh: Hồng Đức |
Thành viên HĐQT kiêm TGĐ Bùi Ngọc Dương chia sẻ về các thuận lợi, khó khăn của năm 2022. Về thuận lợi, do biến động Nga – Ukraine dẫn đến ảnh hưởng lớn đến thị trường xăng dầu, crack spread gia tăng, crack margin trung bình năm cao nhất kể từ khi Dung Quất đi vào vận hành, dẫn đến lợi thế cho BSR.
Kinh tế Việt Nam bình ổn sau đại dịch COVID-19, tăng trưởng ổn định, nhờ đó tăng nhu cầu sản phẩm xăng dầu, bên cạnh đó nguồn cung xăng dầu trong nước từ nhà máy Nghi Sơn và nhập khẩu bị hạn chế; nhà máy vận hành ở công suất tối ưu, trung bình đạt 108%, có thời điểm lên tới 112%, cao nhất trong 13 năm trở lại đây; sự quan tâm chỉ đạo từ Tập đoàn và lãnh đạo các cấp; chuỗi liên kết từ nguyên liệu, vận tải, chế biến, phân phối, được củng cố ngày càng thuận lợi hơn
Về khó khăn, thị trường dầu thô diễn biến phức tạp từ đầu quý 3 và cuối quý 4. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, biến động tỷ giá và lạm phát khiến chi phí sản xuất tăng lên. Việc mua dầu thô nhập khẩu có phụ phí cao, do các nước tham gia cấm vận dầu Nga chuyển sang dầu ngọt tương đương.
Crack margin 2022 là một năm đột biến, có phần dị biệt, do đó tạo ra thách thức lớn với kế hoạch năm 2023 của Công ty.
Đánh giá về cơ hội 2023, ông Dương cho biết, trên đà tối ưu công suất, BSR đã có những giải pháp về công nghệ để khai thác tối đa công suất của nhà máy, qua đó là một trong những yếu tố nâng cao doanh thu lợi nhuận năm nay. Nếu như gặp khó khăn về dầu thô, BSR có giải pháp thay thế là nhiên liệu trung gian.
Bên cạnh đó, BSR có thể tối ưu hoá thời gian bảo dưỡng tổng thể nhà máy, có thể kéo dài thời hạn bảo dưỡng để tối ưu lợi nhuận trong năm 2023.
Về thị trường, crack trung bình 2023 vẫn còn là lợi thế, nhu cầu dầu thô còn tăng cao do bất ổn địa chính trị và cân bằng dầu thô chưa được thiết lập.
Về quản trị, đẩy mạnh quản trị biến động, ứng biến tốt với các biến cố như chiến tranh, giá dầu…
Đối với thách thức, thị trường dầu thô còn phức tạp. Lạm phát, lãi suất còn ảnh hưởng lớn, tác động đến giá nguyên liệu đầu vào, có thể gây giảm lợi nhuận. Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, đang cố gắng tháo gỡ. Thuế nhập khẩu xăng giảm, thuế thu nhập doanh nghiệp tăng có thể gây khó khăn.
TGĐ Bùi Ngọc Dương chia sẻ về các thuận lợi, khó khăn của năm 2022 – Ảnh: Hồng Đức |
Mục tiêu lợi nhuận giảm gần 90%, bầu thêm thành viên HĐQT và BKS
Tại đại hội, HĐQT trình cổ đông bầu thêm hai Thành viên HĐQT là Hà Đổng và Hạng Anh Minh, và một Thành viên BKS là Hoàng Ngọc Xuân. Hiện tại, số lượng thành viên HĐQT là 6 người, với 1 thành viên kiêm Tổng Giám đốc; BKS gồm 3 thành viên; nhiệm kỳ của các thành viên là 5 năm.
BRG đặt kết hoạch doanh thu năm nay đạt 95.6 ngàn tỷ đồng, giảm gần 43% so với thực hiện năm trước. Các chỉ tiêu lợi nhuận thậm chí còn giảm “sốc” hơn, mục tiêu lãi trước và sau thuế lần lượt là 1.8 ngàn tỷ đồng và 1.63 ngàn tỷ đồng, thấp hơn thực hiện 2022 gần 89% cho mỗi chỉ tiêu.
BSR đặt kế hoạch sản lượng hơn 5.6 triệu tấn thành phẩm, trong đó cao nhất là dầu diesel chiếm hơn 2.36 triệu tấn, tiếp theo là xăng RON 95 đạt 1.38 triệu tấn, RON 91/92 gần 789 ngàn tấn.
Nguồn: BSR |
Việc BSR đặt mục tiêu giảm lãi là điều đã được dự báo trước, nhất là sau năm 2022 đạt kết quả kỷ lục. Doanh nghiệp cũng có đánh giá về những khó khăn sẽ gặp phải trong năm 2023, cụ thể:
– Thuế nhập khẩu xăng giảm từ 8% xuống còn 5% thuế suất, trong khi thuế TNDN tăng từ 5% lên 10%, khiến lợi nhuận của BSR có thể giảm.
– Lạm phát các nền kinh tế lớn trên thế giới đang ở mức rất cao và Việt Nam có nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ nước ngoài khi nhiều sản phẩm trong nước phụ thuộc vào nguyên, nhiên liệu nhập khẩu. Điều này kéo theo chi phí hoạt động trong năm dự kiến tăng.
– Cạnh tranh trong quá trình mua dầu thô trong nước có thể khiến BSR không mua đủ dầu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.
– Ảnh hưởng từ Nghị định 95 về công thức giá (gồm giá cơ sở và phụ phí Premium) có thể gây tác động bất lợi.
– Cạnh tranh với xăng dầu nhập khẩu với các nước trong Hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, sản phẩm polypropylen (PP) dự kiến gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm của các nhà máy trong nước như Hyosung Vina, NSRP, LSP,… và hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc.
– Biến động mạnh và nhanh, khó dự báo của thị trường dầu mỏ.
– Khó khăn khi triển khai dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Một trong những khó khăn mà BSR đưa ra liên quan đến việc Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tiến hành bảo dưỡng trong năm 2023. Tuy nhiên trong ĐHĐCĐ thường niên 2023 của PVTrans (HOSE: PVT (HM:PVT)), ban lãnh đạo PVT đã tiết lộ việc bảo dưỡng này sẽ được hoãn lại đến đầu năm 2024.
Cũng tại đại hội, HĐQT BSR trình thông qua mức cổ tức 7% cho năm 2022, tương đương cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 700 đồng.
Niêm yết cổ phiếu trên HOSE
HĐQT trình thông qua việc niêm yết toàn bộ cổ phiếu BSR lên HOSE. Hiện tại, cổ phiếu BSR đang được giao dịch trên UPCoM, với tỷ lệ cổ phần đăng ký giao dịch trên tổng cổ phần phát hành là 7.87%, tương đương 243.8 triệu cp. Toàn bộ cổ phần đã phát hành của BSR là hơn 3.1 tỷ cp, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm 92.12%, tương đương hơn 2.85 tỷ cp.
Công ty cho biết giai đoạn 2020 – 2021 chưa thể niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) do chưa đủ điều kiện. Nhưng đến tháng 12/2022, sau khi rà soát, BSR đánh giá cổ phiếu cơ bản đã đáp ứng điều kiện để đăng ký niêm yết trên HOSE. Chỉ hạng mục “Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; không có lỗ lũy kế trên BCTC kiểm toán năm gần nhất hoặc BCTC soát xét bán niên trong trường hợp đăng ký sau ngày kết thúc kỳ lập BCTC bán niên”, Công ty đang phối hợp với các cấp có thẩm quyền để đánh giá, làm rõ khả năng đáp ứng.
Trực tuyến
Tiếp tục cập nhật
Hồng Đức
Theo investing.com