Giá xăng dầu trong nước tăng vượt 24.000 đồng/lít
GPR
-0.89%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
PLX
-0.37%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
Từ 15h ngày 11/4/2023, giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng trong đó xăng E5 RON 92 tăng 1.090 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 1.120 đồng/lít. Chiều 11/4, liên Bộ Tài chính – Công Thương thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ.
Theo đó, cơ quan điều hành quyết định tăng thêm 1.090 đồng trên mỗi lít xăng E5 RON 92, trong khi đó xăng RON 95 tăng 1.120 đồng/lít. Sau điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 23.170 đồng/lít và xăng RON 95 là 24.240 đồng/lít.
Tương tự, giá dầu cũng được điều chỉnh tăng trong đợt điều hành này, song mức tăng thấp hơn giá xăng. Trong đó, giá dầu diesel tăng 710 đồng lên 20.140 đồng/lít, giá dầu hỏa tăng 700 đồng lên 19.730 đồng/lít.
Như vậy, giá xăng trong nước đã tăng 2 lần liên tiếp chỉ sau 1 lần giảm. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 7 lần tăng, 3 lần giảm và một lần giữ nguyên. Hiện, dư địa quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối tiếp tục dương lớn. Trong đó, tính đến 3/4, Petrolimex (HM:PLX) dương 2.470 tỷ đồng, PVOil âm 340 tỷ đồng, Saigon Petro dương 307 tỷ đồng, Petimex dương 397 tỷ đồng…
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục phản ánh tình trạng kinh doanh thua lỗ nặng vì chiết khấu về mức thấp, thậm chí bằng 0 đồng. Thực tế, tình trạng này diễn ra thường xuyên khi giá xăng dầu dự báo tăng trong kỳ điều chỉnh tiếp theo.
Một số doanh nghiệp cho biết đã tiếp tục gửi văn bản gửi đến các bộ, ngành, cơ quan chức năng kiến nghị xem xét điều chỉnh những bất cập hiện hành trong Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.
Trong báo cáo Thủ tướng về rà soát, điều chỉnh chi phí định mức trong giá cơ sở xăng dầu, Bộ Tài chính đề nghị bỏ quy định việc hàng tháng phải thống kê chi phí kinh doanh xăng dầu và điều chỉnh theo thực tế thị trường. Theo đó, cơ quan này đề xuất quay trở lại quy định trước đây là 6 tháng/lần do chi phí kinh doanh xăng dầu có khoản tăng, giảm nhưng biên độ thấp, không bất thường.
Trên thị trường thế giới, trong tuần này sẽ có nhiều dữ liệu mới mà nhà đầu tư cần phải nắm được, khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều dự kiến công bố báo cáo vào cuối tuần – vài ngày sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) công khai mức sản lượng ngắn hạn.
Theo đó, các báo cáo từ OPEC, IEA và EIA sẽ làm sáng tỏ hơn về bức tranh nguồn cung, trữ lượng hàng tồn kho cũng như khả năng tăng giá. Kết hợp với bối cảnh không chắc chắn của kinh tế toàn cầu và lộ trình tăng lãi suất dài hạn của Fed, các chuyên gia dự đoán rằng giá dầu có thể chạm ngưỡng 100 USD nhưng không vượt qua.
Theo investing.com