Giá thép xây dựng giảm lần thứ 17 liên tiếp
HPG
-1.67%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh
Đã thêm vị thế thành công vào:
Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
MUA
Bán
1:1
1:10
1:25
1:50
1:100
1:200
1:400
1:500
1:1000
Tạo một danh sách theo dõi mới
Khởi tạo
Tạo một danh mục đầu tư mới
Thêm vào
Khởi tạo
+ Một vị thế khác
Đóng
Vietstock – Giá thép xây dựng giảm lần thứ 17 liên tiếp
Giá thép xây dựng tiếp tục giảm lần thứ 17 liên tiếp về quanh mức 13-14 triệu đồng/tấn. Đây là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020.
Trong ngày 17/08, một số doanh nghiệp thép trong nước vừa thông báo giảm 100,000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, còn giá thép D10 CB300 vẫn giữ nguyên.
Ở đợt giảm giá lần này, thương hiệu Thép Hòa Phát (HM:HPG) hạ giá 100,000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240 ở cả 3 miền. Giá sau điều chỉnh ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam với thép cuộn CB240 của Hòa Phát lần lượt là: 13.94 triệu đồng/tấn, 13.74 triệu đồng/tấn và 14.04 triệu đồng/tấn.
Đồng thời, họ giữ nguyên giá thép dòng thép vằn thanh D10 CB300 của thương hiệu này ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam lần lượt là: 14.04 triệu đồng/tấn, 13.89 triệu đồng/tấn và 13.99 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Sing tại miền Bắc cũng giảm 100,000 đồng/tấn thép đối với thép cuộn CB240, đưa giá bán còn 13.5 triệu đồng/tấn; sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên 13.7 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Ý tại miền Bắc giảm 100,000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, giá còn 13.64 triệu đồng/tấn; dòng thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ ở mức giá 13.79 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Đức tại miền Trung cũng điều chỉnh giảm 100,000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, giá bán về mức 14.04 triệu đồng/tấn. Còn sản phẩm sản phẩm thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu này vẫn có giá bán là 14.24 triệu đồng/tấn.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước đã trải qua 17 lần giảm liên tiếp, tuỳ thương hiệu mà tần suất điều chỉnh giá khác nhau. Hiện giá thép trong nước dao động quanh mức 13-14 triệu đồng/tấn. Đây là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nguyên nhân giá thép trong nước liên tục giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục. Bên cạnh đó, giá thép trong nước giảm còn do các doanh nghiệp thép phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.
Thiên Vân
Theo investing.com