Trong giao dịch forex một trong những vấn đề quan trọng nhất bạn cần phải làm chính là Xác định được xu hướng là một trong những vấn đề quan trọng bạn cần phải làm chính xác nhất trong giao dịch Forex. Bởi khi xác định đúng xu hướng của thị trường thì bạn sẽ không đánh ngược, từ đó mới tăng tỷ lệ thắng trong giao dịch, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Xác định và vẽ đường xu hướng hay Trendline là kiến thức cơ bản mà bạn bắt buộc phải biết khi tham gia giao dịch forex. Nếu như chưa biết, thì hãy đọc ngay bài viết sau đây của chúng tôi.
Đường xu hướng – Trendline là gì?
Ngay từ nghĩa gốc của nó theo tiếng Anh bạn đã hiểu, trendline là đường xu hướng. Đây là một trong những công cụ để xác định xu hướng thị trường. Bằng cách sử dụng một đường thẳng nối các đỉnh hoặc các đáy của đường giá, từ đó vạch ra xu hướng giúp ta có cái nhìn trực quan nhất về hướng đi tổng thể của giá.
Ngoài việc được sử dụng để xác định xu hướng thị trường ra thì một ứng dụng quan trọng của đường trendline đó là dùng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Điều này có nghĩa là mỗi khi giá chạm vào trendline thì nó có xu hướng bị bật trở lại. Nếu giá phá vỡ trendline theo hướng ngược trend thì có khả năng cao giá sẽ đảo chiều.
Đường trendline có 3 loại tương ứng với các xu hướng tăng, giảm và đi ngang. Tuy nhiên chúng ta thường chỉ xét đến hai trường hợp là trendline tăng và trendline giảm.
Tư duy khi vẽ trendline (đường xu hướng):
Trước hết bạn phải hiểu cho đúng về khái niệm xu hướng. Xu hướng chỉ một sự di chuyển của tổng thể theo một hướng nào đó. Nó không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối của tất cả các cá thể. Nó chỉ nói lên một khuynh hướng chung của toàn bộ tổng thể.
Có nên vẽ đường xu hướng cắt qua râu nến?
Với cách tư duy như trên thì chẳng cần một bậc thầy về phân tích kỹ thuật nào dạy bạn phải vẽ trendline như thế nào cho chính xác nhất nữa. Bạn chính là người thầy tốt nhất của mình!
Vâng, với sự tự tin của mình, bạn có thể đưa ra câu trả lời dứt khoát:
Xem thêm:
- Average Directional Index (ADX) Là Gì? Tìm Hiểu Về Chỉ Báo ADX
- Tìm hiểu về chỉ báo Price action và những thắc mắc liên quan
- Thông tin về chỉ số dao động Gator Oscillator
Cách vẽ trendline tăng
Cái này tưởng đơn giản, nhưng nhiều bạn rất dễ nhầm lẫn!
Khi giá đi theo xu hướng tăng, bạn có thể vẽ hai đường thẳng theo xu hướng, tạo thành kênh xu hướng. Một đường nối các đỉnh, đường kia nối các đáy. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Đường nào quan trọng hơn? Đường nào mới là đường trendline?
Để trả lời câu hỏi này bạn cũng lại phải cần tư duy hợp lý. Đường trendline không những chỉ dùng để xác định xu hướng, mà nó còn tạo ra các mức hỗ trợ và kháng cự. Do vậy nó còn có tác dụng xác định thời điểm xu hướng bị phá vỡ và đảo chiều.
Vậy trong một xu hướng tăng, đường trendline sẽ là đường đi qua các đáy chứ không phải là đường đi qua các đỉnh.
Trong các thống kê thực tế người ta cũng thấy, trong xu hướng tăng thì giá chạm vào đường đi qua các đáy nhiều lần hơn so với đường nối các đỉnh.
Khi giá phá vỡ đường trendline đi qua các đáy đó thì đó là dấu hiệu đảo chiều xu hướng.
Còn khi giá phá vỡ đường kênh giá (đường đi qua các đỉnh) và đi lên mạnh trong xu hướng tăng thì nó không có nhiều ý nghĩa lắm. Đường này thường có tác dụng tạo ra một kênh giá để những day trader và scalping trader tận dụng những biến động nhỏ của thị trường giao dịch ngược trend một chút. Tuy nhiên, nếu đó là một kênh giá trong khung thời gian lớn thì nó cũng có giá trị đáng kể, vì khi đó nó sẽ tạo ra một xu hưởng điều chỉnh nhỏ đi xuống.
Cách vẽ trendline giảm
Khi bạn đã hiểu cách vẽ trendline tăng như thế nào rồi thì việc vẽ trendline giảm cũng trở nên đơn giản. Vì vậy phần này tôi sẽ không nói thêm nhiều nữa, mà nói luôn:
Trong một xu hướng giảm thì đường trendline sẽ là đường đi qua các đỉnh.
Các lưu ý về đường xu hướng
Đường xu hướng không bao giờ là đường ngang, phải luôn luôn là đường chéo.
Chỉ có hai loại đường xu hướng, đường xu hướng giảm và đường xu hướng tăng, khi thị trường sideway (đường xu hướng nằm ngang) thì không được xem là đường xu hướng.
Một đường xu hướng giảm cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm và nếu chúng bị phá vỡ, rất có thể thị trường sẽ thay đổi xu hướng, chuyển từ giảm sang tăng.
Một đường xu hướng tăng cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng và nếu chúng bị phá vỡ, điều đó có nghĩa là thị trường sẽ thay đổi xu hướng, chuyển từ tăng sang giảm.
Cần ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ 1 đường xu hướng nhưng cần phải có thêm đỉnh thứ 3 thì đường xu hướng đó mới được xác nhận. Như vậy, sẽ có 1 sự xác nhận xu hướng khi giá chạm trend tạo thành đỉnh thứ 3.
Độ tin cậy càng thấp thì đường xu hướng càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao.
Về cơ bản, giá chạm vào đường xu hướng càng nhiều lần thì càng có giá trị, bởi vì có nhiều nhà giao dịch sẽ sử dụng chúng như là các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.
ĐỪNG BAO GIỜ CỐ GẮNG vẽ đường xu hướng “vừa vặn” với thị trường. Nếu đường xu hướng không đúng với thị trường tức là nó đã bị sai, vì thế không cần phải cố điều chỉnh cho vừa vặn, phù hợp làm gì.
Tìm hiểu thêm:
- Sức mạnh của chỉ báo bollinger bands
- Phương pháp giao dịch với chỉ báo Price Action
- Lý do Price Action đơn giản hóa các cuộc giao dịch