Phương pháp giao dịch với chỉ báo RSI là gì? Hãy cùng CR-Invest chúng tôi tìm hiểu rỏ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây:
Phương Pháp Giao Dịch Với Chỉ Báo RSI:
Chỉ báo RSI là một công cụ giao dịch kỹ thuật nằm trong bộ chỉ báo dao động (oscillator). Chỉ báo RSI được coi là một chỉ báo dẫn đầu, có nghĩa là các tín hiệu của nó thường đến trước sự kiện giá trên biểu đồ. Ưu điểm của RSI là chúng ta có thể sớm thấy được các tín hiệu giao dịch tiềm năng, nhưng nhược điểm là nhiều tín hiệu trong số này có thể bị nhiễu hoặc sai. Do đó, RSI khi sử dụng cần kết hợp với một số công cụ hoặc kỹ thuật giao dịch trong Forex khác để xác nhận và loại bỏ các tín hiệu nhiễu. Trong bài học này, chúng ta sẽ phân tích chỉ báo RSI và đưa ra một số phương pháp tốt nhất để giao dịch với RSI.
RSI bao gồm một đường duy nhất, dao động trong khoảng 0-100 gồm 3 vùng giá chính:
- 0-30: Vùng quá bán (Oversold Area)
- 30-70: Vùng trung lập (Neutral Area)
- 70-100: Vùng quá mua (Overbought Area)
Đường RSI di chuyển trong và ngoài ba khu vực này tạo ra các tín hiệu khác nhau trên biểu đồ.
Tín Hiệu Dao Động RSI:
Có ba tín hiệu cơ bản được cung cấp bởi chỉ báo RSI:
- Tín hiệu quá mua RSI (RSI Overbought Condition): Tín hiệu RSI đầu tiên chúng ta sẽ thảo luận là tín hiệu quá mua. Chỉ báo RSI cho tín hiệu về tình trạng quá mua khi đường RSI đi vào vùng 70-100.
- Tín hiệu quá bán RSI (RSI Oversold Condition): Tín hiệu RSI quá bán xuất hiện khi đường RSI đi vào vùng 30-0. Khi chỉ báo RSI bị bán quá mức, điều đó chỉ ra rằng giá có khả năng tăng.
- Tín hiệu phân kỳ RSI (RSI Divergence Signal): RSI Phân kỳ là tín hiệu cuối cùng mà chúng ta sẽ thảo luận. Giống với một số chỉ báo khác như MACD và Stochastics, RSI có thể đi ngược lại với hành động giá trên biểu đồ, điều này cho thấy khả năng cao diễn ra đảo chiều trên thị trường.
Ví dụ:
- Phân kỳ RSI tăng (Bullish RSI Divergence) – Hành động giá đang giảm trong khi đường RSI đang tăng; đây là một tín hiệu tăng giá mạnh trên biểu đồ.
- Phân kỳ RSI giảm (Bearish RSI Divergence) – Hành động giá đang tăng, trong khi đường RSI đang giảm; đây là một tín hiệu giảm giá mạnh trên biểu đồ.
Hướng Dẫn Cài Đặt Chỉ Báo RSI Trên Metatrader 4
Chỉ báo RSI được xây dựng trên nhiều nền tảng giao dịch bao gồm cả nền tảng giao dịch được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay – MetaTrader 4. Bạn có thể tìm chỉ báo bằng cách nhấp vào Insert > Indicators > Oscillators > Relative Strength Index. Sau đó, công cụ RSI tự động xuất hiện ở phía dưới biểu đồ của bạn, RSI được cài đặt mặc định với RSI(14).
Phân Tích RSI Trong Forex
Phân tích RSI trong Forex chủ yếu bao gồm việc nhận biết các tín hiệu được mô tả ở trên. Bây giờ chúng ta sẽ minh họa từng tín hiệu để bạn hiểu rõ hơn về cách phân tích biểu đồ của mình bằng RSI.
Đầu tiên, đường RSI phá vỡ vùng 70-100. Điều này tạo ra tín hiệu mua quá mức. Sau đó, giá di chuyển ra khỏi vùng quá mua tạo ra tín hiệu bán (Sell Signal) trên biểu đồ. Như bạn thấy, giá giảm dần sau đó.
Hình ảnh trên cho thấy tín hiệu RSI quá bán (Oversold RSI). Đường RSI giảm và đi vào vùng 30-0 tạo tín hiệu. Tín hiệu mua (Buy Signal) xuất hiện khi đường RSI phá vỡ vùng quá bán hướng lên và đi vào vùng trung lập giữa 30 và 70. Như bạn thấy, hành động giá sẽ tăng sau đó.
Lần này chúng ta sẽ mô tả sự phân kỳ RSI tăng. Đường màu xanh lam trên biểu đồ giá cho thấy hành động giá đang tạo ra các đáy thấp hơn, trong khi đường RSI đang tăng. Điều này cho thấy có sự phân kỳ tăng giữa hành động giá và chỉ báo RSI, điều này có nghĩa là giá của cặp tiền trên có khả năng tăng. Sự phân kỳ giảm giá hoạt động theo cách tương tự, nhưng theo hướng ngược lại – đỉnh hành động giá đang tăng và đỉnh RSI đang giảm.
Xem thêm:
- Cách sử dụng chỉ báo Stochastic hiệu quả
- Tuyệt chiêu sử dụng chỉ báo RSI để trading đơn giản và hiệu quả
- Chỉ báo CCI (Commodity Channel Index) là gì?
Chiến Lược Giao Dịch Với RSI
Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận về một số ý tưởng để xây dựng chiến lược giao dịch với chỉ báo RSI. Chúng ta sẽ sử dụng các tín hiệu được mô tả ở trên để thiết lập các điểm vào và ra trên biểu đồ bằng cách sử dụng các quy tắc RSI cơ bản.
Điểm Vào Lệnh (Entry) Với RSI
Để tham gia giao dịch với RSI, trước hết bạn cần thấy được tín hiệu từ chỉ báo RSI. Đây có thể là RSI quá mua hoặc quá bán hoặc mô hình phân kỳ RSI.
Nếu bạn muốn vào lệnh với tín hiệu quá mua / quá bán, thì bạn sẽ mua / bán cặp tiền tệ khi hành động giá vượt ra khỏi ngưỡng tương ứng (30 với quá bán, 70 với quá mua) trên chỉ báo RSI.
Nếu bạn đang giao dịch phân kỳ với chỉ báo RSI, thì bạn sẽ tham gia giao dịch theo hướng của RSI sau khi hành động giá đóng hai hoặc ba cây nến liên tiếp theo hướng giao dịch dự tính của bạn.
Điểm Cắt Lỗ (Stop Loss) Với RSI
Như chúng ta đã đề cập trước đó, chỉ báo RSI có thể đưa ra nhiều tín hiệu sai hoặc sớm nếu chỉ sử dụng như một công cụ độc lập. Ngay cả khi kết hợp nó với các chỉ báo khác, chúng ta cần phải sử dụng lệnh cắt lỗ để bảo vệ tài khoản của mình.
Vị trí tối ưu cho lệnh cắt lỗ của bạn nằm ngoài đỉnh hoặc đáy gần nhất được tạo ra vào thời điểm đảo chiều mà bạn đang giao dịch.
Điểm Chốt Lời (Take Profit) Với RSI
Quy tắc RSI cơ bản nói rằng bạn nên giữ giao dịch của mình cho đến khi nhận được tín hiệu ngược lại từ chỉ báo RSI. Đây có thể là một tín hiệu quá mua hoặc quá bán, cũng như sự phân kỳ RSI tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, trong thực tế, sẽ hợp lý hơn nếu bạn chốt một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận của mình trước đó bằng cách sử dụng các quy tắc dựa trên hành động giá khác hoặc sử dụng trailing stop loss.
Kết Luận
Chỉ báo RSI không phải là một công cụ tốt để giao dịch khi nó được sử dụng độc lập vì có thể đưa ra nhiều tín hiệu nhiễu hoặc sai lầm. Do đó, bạn nên kết hợp với một công cụ khác hoặc phân tích hành động giá trên biểu đồ để lọc các tín hiệu giả.
Tìm hiểu thêm:
- Các mô hình nến đảo chiều trong Forex
- Những điều cần biết về mô hình nến đảo chiều giảm giá
- Fakey là gì? Cách sử dụng hiệu quả?