“Khi biết chiếc cốc của mình đã rỗng thì hãy đổ đầy”, khi biết mình đang cạn hẹp kiến thức thì hãy chăm chỉ tìm hiểu nó. Muốn chiến đấu trong thị trường Forex, bạn phải tìm hiểu về hỗ trợ và kháng cự vì nó được dùng thông dụng trong phân tích kỹ thuật. Hỗ trợ và kháng cự là gì và những thông gì cần biết, mời bạn đọc bài viết dưới dây.
Trước tiên, hãy tìm hiểu về thuật ngữ hỗ trợ và kháng cự là gì?
Cơ bản mà nói, hỗ trợ và kháng cự là một trong các phương pháp sử dụng phổ biến khi phân tích kỹ thuật. Nó được giải thích là các vùng trong quá khứ, mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục một xu hướng. Trong tương lai, hành vi này có khả năng sẽ lặp lại.
Thông thường, các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ xuất hiện tại những thời điểm chủ chốt của dòng tiền mua hoặc bán trên thị trường.
Ngưỡng hỗ trợ (support), ngưỡng kháng cự (resistance)
Ngưỡng hỗ trợ:
- Là vùng giá mà các trader kỳ vọng và đặt hết niềm tin vào việc giá sẽ tăng cao hơn.
- Áp lực mua áp đảo áp lực bán.
- Hầu hết, các trader sẽ tiến hành mua khi giá đi vào ngưỡng hỗ trợ.
Ngưỡng kháng cự:
- Là vùng giá mà các trader mong muốn giá sẽ giảm thấp hơn.
- Áp lực bán “thống trị” áp lực mua.
- Hầu hết, khi rơi vào ngưỡng kháng cự, các trader có xu hướng bán.
Các cách xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Có nhiều cách để xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, cụ thể như:
- Dựa vào kênh giá.
- Dựa trên đỉnh và đáy.
- Dựa vào các mô hình giá thông dụng.
- Cách nhận diện hỗ trợ và kháng cự
Nhìn hình bạn có thể thấy được:
Những khu vực mà ở đó, giá thường di chuyển tới. Trong đó, điểm thấp nhất mà nó đi đến trước khi bật ngược trở lại khi giá điều chỉnh gọi là hỗ trợ. Điểm cao nhất mà nó đạt được trước khi giá tiếp tục xu hướng tăng gọi là kháng cự.
Trong thực tế, hỗ trợ và kháng cự có các dạng nào bạn nên biết?
Hỗ trợ và kháng cự là công cụ để phân tích kỹ thuật, có rất nhiều dạng được xác định, điển hình như:
- Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường có xu hướng: nghĩa là chúng ta sẽ thấy sự hiện diện của chúng trong một xu hướng cụ thể, tăng hoặc giảm.
- Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường không có xu hướng: chúng “bất chấp” xuất hiện dù thị trường không định rõ đó là xu hướng tăng hay giảm. Lúc này, khi giá đi lên gặp vùng kháng cự, trader sẽ Sell xuống và ngược lại, giá xuống vùng hỗ trợ là cơ hội để chúng ta Buy lên.
- Hỗ trợ và kháng cự có thể đổi chỗ qua lại cho nhau.
Một số điểm đáng chú ý về hỗ trợ và kháng cự
_Thứ nhất, giá càng thường xuyên phản ứng một kháng cự hoặc hỗ trợ mà không thể nào phá vỡ thì vùng hỗ trợ/kháng cự sẽ càng mạnh.
_Thứ hai, khi giá phá vỡ thì hỗ trợ sẽ “biến hình” thành kháng cự trong tương lai và ngược lại.
_Thứ ba, khi giá đóng cửa nến vượt qua hỗ trợ/kháng cự, thì hỗ trợ và kháng cự sẽ được xem là đã bị phá vỡ.
Cần nhớ rằng, hỗ trợ và kháng cự không phải hiện diện bằng những con số chính xác, chúng có thể bị phá vỡ. Và các mức hỗ trợ, kháng cự là một vùng giá. Bạn nên tìm hiểu thêm trong các bài viết tiếp theo của chúng tôi.
Xem nhiều hơn:
- 10 tiêu chí cốt lõi đánh giá sàn giao dịch uy tín
- 3 sàn giao dịch có nền tảng copy trader tốt nhất
- Kỹ năng quản lý vốn tránh rủi ro thua lỗ trong thị trường Forex?