Hàng chục năm nay trên thị trường Việt Nam nói riêng cũng như thị trường Quốc tế nói chung. Liên tục có hàng loạt những dự án huy động vốn, quỹ đầu tư tài chính thông qua nhiều mô hình khác nhau với các hình thức liên quan đến mô hình Multi Level Marketting và Affilate Marketing. Đặc biệt nhiều năm gần đây là các dự án liên quan đến thị trường Crypto, công nghệ 4.0 và các mô hình kinh doanh kiểu mới. Hầu hết các dự án đều là bánh vẽ, hàng loạt nhà đầu tư Việt Nam đã mất tiền và gây ra nhiều hệ lụy lớn. Nguyên nhân chủ yếu do sự kém hiểu biết và mơ hồ về công nghệ, bị đánh vào lòng tham với lợi nhuận cao ngất ngưỡng. Vậy làm thế nào để nhận biết đâu là những dự án, mô hình đầu tư có nguy cơ lừa đảo và đâu là cơ hội đầu tư chân chính thực sự. Để làm rõ điều này chúng ta sẽ cùng nhau đi qua các nhóm mô hình huy động vốn sau đây
1. Những dự án mà kế hoạch ngay từ đầu đã là SCAM (lừa đảo)
Đặc điểm dấu hiệu lừa đảo:
– Có ít nhất 95% công ty, dự án, mô hình kinh doanh, sân, sàn thuộc nhóm này.
– Nhìn chung sẽ có những đặc điểm sau đây:
Huy động vốn và trả lợi nhuận + hoa hồng cho người làm hệ thống bằng cách lấy tiền người sau trả người trước đến khi VỐN RA < VỐN VÀO thì đóng lại và scam. NĐT không có đủ cơ sở giấy tờ pháp lý ràng buộc để yêu cầu chịu trách nhiệm với những thỏa thuận, cam kết ban đầu (chủ yếu bằng miệng, hứa hẹn hoặc bằng các văn bản không có cơ sở pháp lý).
* Dấu hiệu nhận biết mô hình đầu tư lừa đảo:
– Không có cty đội ngũ rõ ràng, không có giấy phép thực hoặc giấy phép ko rõ ràng, không đúng nghành nghề. Không có hợp đồng pháp lý ràng buộc quyền lợi đảm bảo cho NĐT (nếu có hầu hết chỉ là vẽ vời không có cơ sở xác minh được).
– Không có gì chứng minh dòng tiền đầu tư làm gì, ở đâu? Không có cơ sở số liệu báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh minh bạch rõ ràng (chỉ toàn bánh vẽ).
– Cam kết lợi nhuận rất cao xa vời thực tế, nhằm đánh vào lòng tham những người kém hiểu biết về kinh doanh, đầu tư, công nghệ, pháp lý.
– Thường là các dự án từ nước ngoài lợi dụng sự chênh lệch về hành lang pháp lý quốc gia.
– Những mô hình kinh doanh kiểu mới, công nghệ mới để che mắt sự hiểu biết của NĐT.
2. Kế hoạch làm thật, kinh doanh thật nhưng không thành do không khả thi:
Đặc điểm huy động vốn rủi ro cao
– Rõ ràng công khai minh bạch pháp lý về công ty, doanh nghiệp và nhân sự, đội ngũ.
– Huy động vốn nhưng mô hình kinh doanh, đầu tư vận hành không có tính khả thi. Nguy cơ thất bại cao.
– Chưa có cơ sở, số liệu báo cáo tài chính về vận hành dòng tiền vào ra rõ ràng.
– Huy động vốn nhưng mô hình sử dụng vận hành vốn không khả thi, không hiệu quả dẫn đến rủi ro thua lỗ.
Huy động vốn không khả thi dẫn đến thất bại và hệ lụy
Mặc dù hoạt động và có ý tưởng kế hoạch làm thật nhưng không hiệu quả, dẫn đến có tiền chi trả cho NĐT và người làm việc theo như thỏa thuận cam kết. Dẫn đến phải lấy tiền người sau trả người trước. => Đi đến kết quả là NĐT phải chịu hệ lụy theo (Khoảng 3-4% doanh nghiệp thuộc nhóm này).
3. Kế hoạch làm thật, kinh doanh thật, khả thi và gặt hái thành công
Những đặc điểm nhận biết mô hình kinh doanh thực tế, tính khả thi cao và ít rủi ro:
– Rõ ràng công khai minh bạch pháp lý về công ty, doanh nghiệp và nhân sự, đội ngũ.
– Huy động vốn nhưng mô hình kinh doanh, đầu tư vận hành có tính thực tế, khả thi cao.
– Huy động và hoạt động sử dụng dòng vốn hiệu quả, minh bạch dòng tiền công khai báo cáo chi thu. Có tiền chi trả cho NĐT cũng như nhân sự làm việc cũng như các cho phí vận hành phát sinh và còn có dư lợi nhuận sau chi phí, chi trả.
Kết quả cho những NĐT có lựa chọn đúng đắn
Duy trì được lâu dài và các bên hợp tác đều có lợi. Tỷ lệ rủi ro đầu tư rất thấp và cơ hội đầu tư có lợi nhuận cao. Theo khảo sát chỉ có khoảng 1-2% doanh nghiệp thuộc nhóm này.
=> Như vậy, sau các bài phân tích trên. Chúng ta dễ dàng đối chiếu nhận biết và chọn lọc để nhằm tránh đầu tư tiền bạc, thời gian và uy tín vào nhưng mô hình, dự án có nguy cơ lừa đảo và rủi ro thua lỗ cao. Cho dù là các mô hình kinh doanh truyền thống hay hệ thống kiểu mới cũng có tỷ lệ như trên. Theo khảo sát thống kê với các tỷ lệ tương đối, với các mô hình kinh doanh truyền thống thì nhóm 2 chiếm tỷ lệ nhiều nhất, đến nhóm 1 rồi đến nhóm 3.