Trong thuật ngữ chuyên ngành của thị trường chứng khoán. có hai khái niệm và hoạt động mà các doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức muốn đầu tư và chứng khoán cần hiểu rõ đó là phát hành và niêm yết chứng khoán. Bài viết sau đây sẽ giúp mọi người tìm hiểu về hai thuật ngữ.
Phát hành chứng khoán
Phát hành chứng khoán là sự chào bán chứng khoán lần đầu tiên. Nếu việc phát hành dẫn một tổ chức lần đầu tiên đưa ra một loại chứng khoán thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng. Nếu việc phát hành chứng khoán từ một tổ chức đã có chứng khoán lưu thông trên thị trường trước đó thì được gọi là phát hành bổ sung. Chỉ những chủ thể phát hành mới có quyền làm điều này.
Xem thêm:
- Chứng quyền là gì ? Những điều cần lưu ý về chứng quyền
- Những điều cần biết về đầu tư chứng khoán ngắn hạn
- Thanh khoản là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến thanh khoản bất động sản?
Phương thức phát hành
Có hai phương thức phát hành là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. Cụ thể từng loại như sau:
- Phát hành riêng lẻ
Những công ty phát hành chứng khoán sẽ chào bán trong một phạm vi nhất định, thường là cho những nhà đầu tư có tổ chức với mong muốn đầu tư và nắm giữ chứng khoán lâu dài. Những điều kiện phát hành hạn chế và không phổ biến rộng rãi. Điển hình cho hình thức chính là việc phát hành trái phiếu. Việc phát hành chịu sự điều chỉnh của luật công ty và chứng khoán phát hành dạng này cũng không được niêm yết cũng như giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng
Chứng khoán phát hành dưới phương thức này được chuyển nhượng và bán một cách rộng rãi cho một số lượng lớn người đầu tư. Khối lượng phát hành chứng khoán không phải đạt một mức nhất định. Thường những công ty có chất lượng cao, hoạt động kinh doanh tốt mới có thể phát hành chứng khoán ra công chúng. Cách này để giúp bảo vệ những nhà đầu tư nói chung, đặc biệt là những người chưa có hiểu biết nhiều về thị trường.
Bảo lãnh phát hành
Công ty phát hành tìm tới một tổ chức bảo lãnh để nhờ giúp đỡ về việc thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán. Ngoài ra tổ chức bảo lãnh sẽ thực hiện các phần việc như tổ chức phân phối chứng khoán, bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu phát hành.
Hiện nay có khá nhiều phương thức bảo lãnh khác nhau, cụ thể bao gồm:
– Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: tổ chức bảo lãnh sẽ cam kết mua lại toàn bộ số chứng khoán mà công ty đã phát hành dù có phân phối được hết hay không.
– Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: Khi một công ty phát hành bổ sung thì những cổ đông cũ sẽ là người được chào bán đầu tiên. Tuy nhiên, không phải tất cả cổ đông đều mua thêm cổ phiếu nên tổ chức bảo lãnh lúc này sẽ đứng ra mua lại các quyền mua không được thực hiện và chuyển thành cổ phiếu phân phối ra bên ngoài.
– Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: tổ chức bảo lãnh lúc này chỉ thỏa thuận làm đại lý tổ chức phát hành chứ không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán. Thay vào đó tổ chức bảo lãnh sẽ cam kết là cố gắng hết sức mình trong việc bán chứng khoán và nếu không phân phối hết thì sẽ trả phần còn lại cho công ty phát hành.
– Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: công ty phát hành có quyền yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán số lượng chứng khoán nhất định. Nếu trong trường hợp không phân phối hết thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy.
– Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa: công ty phát hành trong phương thức bảo lãnh này sẽ yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định. Nếu vượt trên mức quy định thì tổ chức bảo lãnh sẽ được tự do chào bán chứng khoán lên đến mức tối đa. Còn nếu không thì sẽ bị hủy toàn bộ đợt phát hành.
Niêm yết chứng khoán
Là giai đoạn đưa các chứng khoán đủ tiêu chuẩn đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung. Để có thể niêm yết thì công ty phát hành cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở giao dịch chứng khoán đặt ra. Mỗi Sở giao dịch đều có những điều kiện khác nhau để đảm bảo an toàn hoạt động và phù hợp với mục đích hoạt động của mình.
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm kiến thức hữu ích trong đầu tư. Từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn khi bắt đầu bước vào thị trường chứng khoán. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm các bài viết:
- Kỹ năng quản lý vốn tránh rủi ro thua lỗ trong thị trường Forex, chứng khoán?
- 10 thói quen cần có để đầu tư thành công
- Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán online