Warning: session_start() expects parameter 1 to be array, string given in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Phương thức Ichimoku (Kiến thức nâng cao về đám mây Kumo) Phương thức Ichimoku (Kiến thức nâng cao về đám mây Kumo) - Học viện đầu tư
Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Phương thức Ichimoku (Kiến thức nâng cao về đám mây Kumo)

Ichimoku đang là một trong những công cụ giao dịch phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Với phương thức này, người chơi chỉ cần sử dụng độc lập một chỉ báo để giao dịch. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể về phương thức ichimoku – kiến thức nâng cao về đám mây Kumo.

Ichimoku là gì?

Ichimoku có tên gọi đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo nghĩa là biểu đồ cân bằng trong nháy mắt. Đám mây Ichimoku đóng vai trò như một indicators xác định xu hướng thì sẽ cho hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Ngoài ra thì Ichimoku còn phát huy được tác dụng trong việc thể hiện mức hỗ trợ, kháng cự cũng như động lượng của xu hướng, đồng thời cung cấp tín hiệu vào/ra lệnh chính xác cho người tham gia.

Các thành phần của Ichimoku

Ichimoku được tạo nên bởi 5 đường là:

  • Đường Cơ sở / Đường Xu hướng – Kijun-Sen (Base Line)
  • Đường Chuyển đổi / đường Tín hiệu – Tenkan-Sen (Conversion Line)
  • Đường trễ –  Chikou-Span (Lagging Span)
  • Đường dẫn A – Senkou-Span A (Leading Span A)
  • Đường dẫn B – Senkou-Span B (Leading Span B)

Các thành phần của mây Ichimoku

Kiến thức nâng cao về đám mây Kumo – Mây Ichimoku

Mây Ichimoku chính là được tạo thành từ 2 Đường dẫn A và B. Đám mây Kumo là thành phần quan trọng nhất của chỉ báo Ichimoku. Bởi nó chứa rất nhiều thông tin hữu ích, cung cấp cho trader cái nhìn cụ thể về mức hỗ trợ/kháng cự, xu hướng của thị trường cũng như mối liên quan giữa giá và xu hướng đó. 

Ứng dụng của đám mây Kumo

Các nhà giao dịch thường sử dụng đám mây Ichimoku như một khu vực hỗ trợ và kháng cự, tùy thuộc vào vị trí tương đối của giá

Xác định xu hướng giá

Nếu giá nằm phía trên của đám mây, tức là xu hướng hiện tại là xu hướng tăng. Đỉnh của đám mây là hỗ trợ đầu tiên của giá và đáy của đám mây sẽ là hỗ trợ thứ hai của giá.

Ngược lại nếu xu hướng giảm, giá nằm dưới mây Kumo và 2 đường viền của đám mây sẽ đóng vai trò là kháng cự cực mạnh cho giá. Trong trường hợp đi ngang nghĩa là giá nằm trong đám mây Kumo.

Thật ra, điều khiến cho đám mây Ichimoku được ưa chuộng hơn các chỉ báo kỹ thuật khác là đưa ra những tín hiệu cho tương lai, chứ không chỉ cho xu hướng hiện tại. Cụ thể là: 

  • Tăng giá: Senkou Span A nằm trên Senkou Span B
  • Giảm giá: Senkou Span A nằm dưới Senkou Span B
  • Đi ngang: Senkou Span A bằng Senkou Span B

Xu hướng xác định giá của đám mây Kumo

Sức mạnh của xu hướng được thể hiện rõ ở 2 đường viền của đám mây (Senkou Span A và Senkou Span B).

  • Tăng giá mạnh: mây Kumo tương lai tăng, cả Senkou Span A và Senkou Span B đều hướng lên
  • Tăng giá vừa: mây Kumo tương lai tăng, Senkou Span A hướng lên và Senkou Span B đi ngang
  • Tăng giá yếu: mây Kumo tương lai tăng, Senkou Span A hướng xuống và Senkou Span B đi ngang. Lúc này có thể xảy ra cú hồi hoặc đảo chiều
  • Giảm giá mạnh: mây Kumo tương lai giảm, cả Senkou Span A và Senkou Span B đều hướng xuống
  • Giảm giá vừa: mây Kumo tương lai giảm, Senkou Span A hướng xuống và Senkou B đi ngang
  • Giảm giá yếu: mây Kumo tương lai giảm, Senkou Span A hướng lên và Senkou B đi ngang. Lúc này có thể xảy ra hồi mạnh hoặc đảo chiều.

Xem thêm:

Tín hiệu đảo chiều

Thông thường, giá sẽ breakout qua mức kháng cự/hỗ trợ đầu tiên của đám mây nhưng sau đó sẽ dừng lại khu vực ở giữa đám mây. Khi điều này xảy ra, các trader phải xem xét thật kỹ mẫu hình nến hiện tại để phân tích xem giá có đưa ra tín hiệu đảo chiều hay không và đặt lệnh.

Ngoài ra, các nhà giao dịch hãy dựa vào độ dày/mỏng của đám mây để xác định tín hiệu về một đợt breakout.

  • Mây càng dày, giá càng ít có khả năng breakout thành công.
  • Mây càng mỏng, cơ hội breakout càng cao. 

Do đó, bất kể là mây tăng hay mây giảm, Span A nằm trên hay Span B nằm trên thì độ dày mới là vấn đề mấu chốt.

Chúng ta có thể hiểu rằng: giai đoạn mây mỏng sẽ cho chúng ta một gợi ý là thị trường có khả năng đảo chiều. Tương tự như vậy, nếu đám mây càng ngày càng dày, thì chúng ta có thể yên tâm vì xác suất đảo chiều của giá càng ngày càng ít đi, xu hướng có thể vẫn kéo dài.

Tuy vậy thì các trader vẫn phải cố gắng linh hoạt trong mọi trường hợp để có phân tích chuẩn xác nhất nhé.

Độ dốc của đám mây Kumo

Xem xét đến độ dốc của đám mây cũng cho chúng ta rất nhiều thông tin hữu ích về giá. Một sự thật dễ hiểu rằng nếu đám mây Kumo càng dốc, thì xu hướng tăng/giảm càng mạnh.

Nhưng có một điểm chúng ta cần lưu ý thêm đó là độ phẳng của Ichimoku – đường Span A và B. Nếu một trong hai đường này đi ngang càng lâu thì nó sẽ là một kháng cự/hỗ trợ cực kỳ có giá trị.

Độ dốc của đám mây Kumo

Qua bài viết này có thể thấy được đám mây Kumo mang đến cho chúng ta rất nhiều thông tin giá trị. Vì vậy mà các trader hãy linh hoạt sử dụng đám mây Kumo kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tối đa hóa lợi nhuận và tính chính xác của quyết định giao dịch nhé.

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2573

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2125