Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Thanh khoản là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến thanh khoản bất động sản?

 

Một trong những kinh nghiệm mà nhà đầu tư hay truyền tai nhau đó là nên “rót tiền” vào những bất động sản có thanh khoản cao. Tuy nhiên, thanh khoản là gì? Tính thanh khoản của tài sản được biểu hiện như thế nào và làm sao để tăng tính thanh khoản cho dự án bất động sản không phải là điều ai cũng biết.

 

Tim hiểu về thanh khoản bất động sản.

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản trong tiếng Anh ứng với thuật ngữ liquidity, nghĩa là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản/ sản phẩm. Ví dụ, tài sản có tính thanh khoản cao nhất chính là tiền mặt, do nó có thể dùng trực tiếp để đổi lấy các dịch vụ, sản phẩm mà giá trị hầu như không thay đổi. Ngược lại, hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp do phải trải qua giai đoạn phân phối, quảng cáo, để chuyển đổi thành tiền mặt phải mất một thời gian dài. 

Thanh khoản bất động sản là gì?

Thanh khoản bất động sản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của bất động sản đó. Để đánh giá tính thanh khoản của một dự án, bạn chỉ cần trả lời câu hỏi “Nếu cần tiền và bán gấp thì liệu có ai mua bất động sản đó không”, nói cách khác là bất động sản này có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt ngay được hay không.

Tính thanh khoản là tiêu chí cần đặc biệt lưu ý nếu nhà đầu tư bđs “rót tiền” vào bất động sản với phần lớn nguồn vốn là đi vay. Nếu không có thanh khoản tốt, bất động sản đó có thể sẽ rất lâu mới phát sinh doanh thu, khiến nhà đầu tư “sốt ruột”, thậm chí nợ chồng nợ vì tài sản không tăng giá mà vẫn phải chi trả lãi suất hàng tháng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản bất động sản:

1/ Chính sách:

Vai trò của chính sách điều tiết rất quan trọng. Những dự báo về định hướng thị trường bđs trung và dài hạn sẽ giúp các chủ đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng sản phẩm của mình có phù hợp với nhu cầu của thị trường hay không.

Nên có các chính sách phù hợp với nhu cầu thị trường, nếu chính sách chung chung thì không thể kích thích thị trường phát triển. Chính sách đó phải hướng đến từng khu vực, dự án, dòng sản phẩm và thương hiệu cụ thể.

Ví dụ khi Nhà nước không khuyến khích phát triển dự án nhỏ lẻ thì sẽ có các chính sách siết thủ tục, còn những dự án quy mô lớn sẽ có cơ hội để phát triển.

 

Xem thêm:

 

Thương hiệu ảnh hưởng đến thanh khoản bất động sản

2/Thương hiệu:

Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của bất động sản. Theo thống kê, thanh khoản của dự án quyết định bởi 30% thương hiệu của chủ đầu tư dự án.

Thương hiệu được thể hiện thông qua: khả năng tài chính, năng lực triển khai, tạo ra giá trị cho khách hàng. Đồng thời, trước đó chủ đầu tư cùng dự án đã thực hiện không được vướng mắc pháp lý trong bđs và đảm bảo tiến độ dự án và thể hiện mình có năng lực về triển khai dự án.

3/Cách làm của doanh nghiệp:

Ngày nay, xu hướng của người mua bất động sản hiện đang dần hướng về các sản phẩm chất lượng, trong đó đặc biệt quan tâm đến môi trường sống, cảnh quan, tiện ích và hạ tầng.

Nếu như trước đây kỹ thuật chiếm 70-90% giá trị của căn nhà thì bây giờ, các yếu tố về nội khu, tiện ích chiếm hơn 50% giá trị. Đó là lý do để các chủ đầu tư dự án không ngại bỏ ra số tiền lớn để xây dựng các tiện ích bên trong. Hướng đầu tư bđs này là đúng đắn, khi nó đã trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá một dự án bất động sản đáng đầu tư và đáng sống.

4/ Đáp ứng nhu cầu thực:

Một dự án nếu có khả năng thu hút người ở thực thì không phải lo về tính thanh khoản. Tuy nhiên, để duy trì được tính thanh khoản lâu dài thì dự án đó phải thật sự tốt, đáp ứng nhu cầu ở thực ở phần đa khách hàng. Còn nếu không thật sự chất lượng, thì có thể thu hút nhà đầu tư sau một vài lần thanh khoản, rồi sau đó sẽ trở nên vắng bóng.

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO