Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Thế nào là một Trendline hoàn hảo?

 

Trendline là công cụ tuyệt vời giúp chúng ta bắt đầu sự nghiệp trading của mình. Nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu thế nào là một Trendline hoàn hảo? Và làm cách nào để vẽ được một Trendline hoàn hảo cho riêng mình? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức cần thiết về Trendline và tư duy sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong trading.

 

Trendline là gì?

Trendline là gì

Trend là xu hướng. Trendline là đường xu hướng. Có thể hiểu một cách đơn giản: Trendline là một đường thẳng giúp cho ta xác định xu hướng một cách dễ dàng và rõ ràng hơn.

Trong bài Lý thuyết Dow chúng ta đã được biết, thị trường có 3 xu hướng. Trendline có hướng khác nhau tùy theo xu hướng hiện tại của thị trường.

 

  • Thị trường có xu hướng tăng: Trendline là đường nối các đáy của đường giá, và đóng vai trò như một đường hỗ trợ.
  • Thị trường có xu hướng giảm: Trendline là đường nối các đỉnh của đường giá, và đóng vai trò như một đường kháng cự.
  • Thị trường sideway: Trendline đi ngang, có thể vẽ 2 đường nối các đỉnh và đáy của đường giá, tạo thành 2 đường kháng cự và hỗ trợ.

Đặc biệt, mặc dù từ “Trendline” dịch ra là “đường xu hướng”, nhưng trong thị trường tài chính này, các bạn đừng hy vọng có thứ gì chính xác tuyệt đối từng con số. Do đó có thể coi Trendline giống như một vùng cản, giống như vùng kháng cự hỗ trợ vậy, như thế xác suất vào lệnh của các bạn sẽ có chiến thắng cao hơn.

 

Xem thêm:

 

Ý nghĩa của Trendline

Như đã trình bày ở trên: Trendline giúp cho ta xác định xu hướng một cách dễ dàng và rõ ràng hơn.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: giá phá Trendline, ví dụ trend giảm như trên hình, thì xu hướng giảm đã bị phá vỡ hay chưa? Và đây có lẽ là câu hỏi mà khá nhiều trader mới băn khoăn không tìm được đáp án. Câu trả lời là “CHƯA”.

 

Giá phá Trendline thì có thể xu hướng giảm sẽ kết thúc, và điều này báo cho chúng ta biết một thông tin rằng không nên vào lệnh sell/short nữa. Chứ không có nghĩa rằng xu hướng giảm đã kết thúc (tương tự với xu hướng tăng).

Vậy khi nào có thể khẳng định xu hướng giảm đã kết thúc? Đừng bao giờ quên Lý thuyết Dow – nền tảng của mọi PTKT. Chúng ta khẳng định xu hướng giảm đã kết thúc khi giá phá qua đỉnh cũ cao nhất của xu hướng giảm đó.

 

Hãy xem ví dụ dưới đây:

Để ý quan sát kỹ, các bạn có thể nhận thấy:

  • Khi giá phá qua Trendline giảm, ta thấy giá không có sự bứt phá, mà quay lại test và xập xình ở đó một đoạn khá dài. Vì xu hướng giảm chưa được khẳng định là đã chấm dứt, nên phần đông các nhà đầu tư vẫn chưa nhảy vào thị trường.
  • Khi giá phá qua đỉnh cũ, tức là xu hướng giảm điều chỉnh đã kết thúc, và xu hướng tăng được khẳng định là sẽ tiếp diễn. Ngay lập tức có một lực mua cực mạnh đẩy giá BTC lên gần 4000 giá, ~ 20% chỉ trong thời gian gần 1 ngày.

 

Nếu vậy thì tôi chỉ sử dụng Lý thuyết Dow thôi, cần gì Trendline nữa?

  • Trendline báo cho chúng ta một “dấu hiệu”: Có thể xu hướng giảm sắp kết thúc.
  • Những trader ưa mạo hiểm, hoặc những trader dày dạn kinh nghiệm có thể sẽ vào lệnh ngay khi giá phá qua được Trendline. Như vậy họ có một cơ hội vào lệnh sớm hơn, và điểm SL ngắn hơn, từ đó tỷ lệ R:R sẽ đẹp hơn so với những trader vào lệnh theo Lý thuyết Dow.
  • Trendline là một công cụ hiếm hoi cho ta những thông tin sớm, không hề bị trễ hơn so với đường giá giống như những chỉ báo kĩ thuật.

Trong một số trường hợp, giá có thể đi trong một kênh giá tạo bởi Trendline và 1 đường song song với nó như sau:

Tư duy giao dịch với Trendline

Quay trở lại với ví dụ này (mình lấy ví dụ với Trendline giảm, trường hợp Trendline tăng các bạn tư duy tương tự nhé):

Vì đóng vai trò như một loại cản, nên Trendline có đầy đủ tính chất của kháng cự – hỗ trợ. Chúng ta có 3 cách giao dịch với đường Trendline:

Cách 1: Vào lệnh sell khi giá chạm Trendline trong hình

  • Mình không khuyến khích sử dụng cách này vì bạn sẽ dễ rơi vào lỗi bắt đỉnh đáy, độ rủi ro rất cao.
  • Tuy nhiên nếu bạn ưa thích phiêu lưu mạo hiểm thì có thể giao dịch theo cách này, khi giá đi trong một kênh giá như ví dụ đưa ra ở cuối phần trước.

 

Cách 2: Vào lệnh buy ngay khi giá phá Trendline

  • Vào lệnh theo cách này có lợi thế là nếu thị trường có một biến động đột ngột, ví dụ lực mua đột ngột tăng mạnh vì một tin tức gì đó, thì chúng ta sẽ không bị lỡ con sóng tăng này.
  • Rủi ro: nếu đây là một cú phá vỡ giả, thì chúc bạn may mắn lần sau.

 

Cách 3: Vào lệnh buy khi giá quay lại test Trendline

  • Vào lệnh theo cách này sẽ an toàn hơn so với cách 1, vì chúng ta đợi sự xác nhận của thị trường và tham gia cùng những trader vì lỡ đò chưa kịp vào theo cách 1.
  • Rủi ro: có thể sẽ bỏ lỡ những con sóng tăng mạnh, vì giá có thể không quay lại test.

 

Cách vẽ Trendline

Đơn giản, hãy vẽ sao cho Trendline đi qua nhiều đỉnh / đáy nhất có thể. Dĩ nhiên, phải từ 2 đỉnh / đáy trở lên rồi, phải không nào?

Hãy cứ thoải mái vẽ theo cảm nhận của mình, rồi quan sát cách đường giá phản ứng với Trendline bạn vẽ. Nếu đường giá phản ứng tốt và nhiều lần với Trendline đó, bạn biết là mình đang làm đúng rồi đấy.

Một câu hỏi có thể sẽ có bạn thắc mắc: vậy lấy thân nến hay râu nến? Hãy thử vẽ cả 2 cách xem sao, và xem đường giá phản ứng với Trendline bạn vẽ như thế nào nhé.

Đừng quên, Trendline có thể coi là một vùng giá, chứ không nhất thiết phải là một đường.

Vậy thế nào là một Trendline hoàn hảo?

Nhanh chóng lướt qua vài trang web dạy vẽ Trendline trên google, có thể thấy có khá nhiều cách vẽ Trendline khác nhau. Có nơi còn cực đoan tới mức vẽ Trendline là phải nối giữa điểm này với điểm kia, rồi không được điều chỉnh Trendline, vẽ đúng là phải đi qua 3 điểm, rồi không có thân nến nào bị cắt qua…

Vì sao chúng ta cứ phải cố gắng đi tìm một điều gì đó hoàn hảo, một điều gì đó chắc chắn, một điều gì đó “đúng” tuyệt đối, trong một thị trường vốn không có gì là chắc chắn này?

  • Market là market, chứ không phải con cái chúng ta, mà ta bảo vẽ thế này mới là đúng, thế kia là sai. Hãy nhớ, phân tích là một chuyện, còn kiếm được tiền trong thị trường này hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bạn vẽ “đúng”, nhưng có thể vẫn không kiếm được tiền. Người khác vẽ “sai”, lại vẫn “ăn may”, kiếm tiền ầm ầm. Vậy tranh cãi đúng, sai để làm gì?
  • Nếu phải định nghĩa một Trendline “hoàn hảo” là thế nào, thì đó là Trendline có ích đối với bạn, giúp bạn kiếm được tiền trong thị trường này. Mọi đường trendline giúp bạn kiếm được tiền đều là hoàn hảo hết. Còn lại tất cả những đường Trendline không giúp bạn kiếm được tiền thì đều là đường Trendline vô ích, cho dù nó có “đúng” đến thế nào chăng nữa cũng vậy.

Một lưu ý nhỏ: đừng vẽ quá nhiều Trendline trên chart của bạn. Đường nào đã không còn giá trị nữa, thì hãy xóa nó đi. Chứ nếu để quá nhiều Trendline cùng một lúc, có thể bạn sẽ không còn nhìn thấy điều quan trọng nhất: đường giá.

Trên đây là những toàn bộ những kiến thức cơ bản về Trendline bạn cần nắm được – một công cụ cực kỳ hữu ích có thể sử dụng trong mọi giai đoạn của thị trường, đặc biệt là thị trường có xu hướng. Đồng thời, đây cũng là một trong những yếu tố căn bản và quan trọng nhất xây dựng nên cả một trường phái giao dịch: giao dịch theo mô hình Harmonic. Hãy master kỹ năng này, bạn sẽ thấy giao dịch theo mô hình trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Chúc bạn thành công!

 

Xem thêm bài viết:

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO