Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Lý thuyết Dow là gì? Giả định về lý thuyết Dow

 

Lý thuyết Dow, nguyên lý & cách ứng dụng lý thuyết Dow là kiến thức được rất nhiều trader, nhà đầu tư quan tâm khi tham gia thị trường chứng khoán, forex hay coin. Tuy nhiên, rất nhiều NĐT bây giờ biết nhiều lý thuyết về phân tích kỹ thuật khác như sóng Elliot, đường xu hướng, MACD, RSI… nhưng lại quên đi nền tảng về lý thuyết Dow, 1 trong những lý thuyết nền móng nhất của PTKT.

 

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow được xem là nền tảng, và viên gạch đầu tiên để nghiên cứu về phân tích kỹ thuật. Tuy bị vấn đề về độ trễ, trái ngược với Nến Nhật, nhưng nó luôn được nhiều nhà đầu tư coi trọng.

Lý thuyết Dow thể hiện biến động của thị trường chung hoặc của từng mã cổ phiếu hay cặp tiền tệ nào đó. Khi thị trường chứng khoán tăng hoặc giảm, dù có 1 số cổ phiếu đi ngược với thị trường nhưng theo nhiều trader nổi danh thì ¾ cổ phiếu sẽ giao động giống thị trường & chắc chắn mã cổ phiếu của bạn cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều về xu hướng.

Cho nên khi bạn mua cổ phiếu dựa vào phân tích kỹ thuật thì cũng nên quan tâm đến chỉ số chung. Ví dụ: Khi mua cổ phiếu ở Việt Nam thì nên quan tâm đến chỉ số Vn-Index!

 

Chỉ số VN-Index

Về lịch sử lý thuyết Dow, trải dài cả hơn 100 năm đến ngày hôm nay, đầu tiên phải nói đến ông Charler H.Dow. Dow đã có công lớn khi phát minh ra lý thuyết Dow (ngày nay người ta lấy tên ông đặt tên thành lý thuyết Dow để tưởng nhớ) & tiếp tục sau Dow chết, tiếp tục William Hamilton (1920s), Robert Rhea (1930s), và E. George Shaefer và Richard Russell (1960s) phát triển & hoàn thiện thêm – Là lý thuyết Dow ngày nay chúng ta học.

 

Lý thuyết Dow được gắn liền với chỉ số trung bình chứng khoán, mà ngày nay người ta biết đến cái tên: “Chỉ số Dow Jone”, tập hợp 30 cổ phiếu lớn & hàng đầu nước Mỹ. Chỉ số Dow Jone hiểu tương tự như chỉ số VN30, còn S&P500 thì giống như chỉ số Vnindex.

 

Xem thêm: 

 

Nguyên lý của lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow được tóm gọn qua 6 nguyên lý chính

Giá phản ảnh tất cả

Tức là mọi thứ đều phải thể hiện về giá, nó phản ánh đầy đủ thông tinh tất tần tật không loại trừ bất cứ yếu tố nào.

Nghĩa là thu nhập, tương lai, lợi thế cạnh tranh, năng lực quản lý, chỉ số ROE, ROA, rủi ro, các chỉ số định giá cổ phiếu, mức cổ tức… Tất tần tật đều thể hiện vào giá & đều là đúng giá.

Do đó, lý thuyết Dow hoạt động dựa vào giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH), nó phản ánh đúng & đủ. Điều này trái ngược với trường phái phân tích cơ bản, đầu tư giá trị, tăng trưởng hay kinh tế học hành vi.

Xu hướng chính có 3 pha

Theo lý thuyết Dow, Xu hướng chính gồm 3 pha:

Trong giai đoạn thị trường uptrend (tăng giá), xu hướng chính gồm 3 pha là: pha tích luỹ (accumulation), pha tăng (big move) và pha quá độ.

Với thị trường dowtrend (giảm giá) thì sẽ có tên gọi lần lượt là pha phân phối (distribution), pha giảm mạnh, pha tuyệt vọng (panic phase).

Các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau

Để khẳng định xu thế xác nhận, chỉ số Dow & chỉ số trung bình phải xác nhận lẫn nhau.

Bản thân Dow sử dụng 2 chỉ số trung bình là D chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số ngành vận tải (Transportation Averages) để đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế. Phải đảm bảo cả 2 chỉ số này xác nhận lẫn nhau thì mới khẳng định xu hướng xác lập

Ở Việt Nam, bạn có thể kết hợp xem các chỉ số VN30, Vn-index, HNX Index có thể hiện sự cùng chiều & xác nhận nhau hay không?

Khối lượng (volume) phải xác nhận xu hướng

Khi thì trường có xu hướng chính tăng giá, thì để xác nhận xu hướng đó là thật thì khối lượng cổ phiếu phải tăng lên, và ở xu hướng thứ cấp khi giá giảm, khối lượng giảm theo.

Nếu xu hướng tăng giá mà khối lượng cạn kiệt hay suy giảm thì thể hiện lực cầu yếu, và nó cũng thể hiện xu hướng yếu, thiếu chuẩn xác. Nếu xu hướng chính đang tăng, khi chuyển qua sự điều chỉnh giá với khối lượng tăng vọt thì khả năng cao thì cổ phiếu hay thị trường sắp đảo chiều xu hướng.

Xu hướng sẽ tồn tại đến khi sự đảo chiều thực sự rõ ràng

Sự đảo chiều của trend chính rất dễ nhầm lẫn với một đợt giá ở hướng ngược chiều của một con trend thứ cấp.

Rất khó để xác định sự chuyển giao là trend vẫn tiếp tục hay là sự đảo chiều, lý thuyết Dow ủng hộ sự thận trọng và chỉ khi sự xác nhận rõ ràng thì mới xác nhận là đảo chiều.

Và điều này, cũng gây không ít khó dễ cho NĐT cá nhân mới tham gia.

Thị trường có 3 xu hướng chính

Trong lý thuyết Dow, thị trường thể hiện qua 3 xu hướng (trend) chính: Một trend chính, một trend thứ cấp & 1 trend nhỏ.

 

3 xu hướng của Lý thuyết Dow

Trend chính (cấp 1): Thường kéo dài từ 1 năm trở lên, thể hiện mức biến động lớn của thị trường chung. Ở đây nó thể hiện mức tăng giá hoặc cả giảm giá, trader kiếm được nhiều tiền nhất khi đầu tư vào trend chính.

Trend thứ cấp (cấp 2): Thường kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng, có xu hướng ngược chiều với trend chính. Thể hiện ở khi trend chính là trend tăng thì trend thứ cấp sẽ là giảm giá & ngược lại.

Trend nhỏ (cấp 3): Thường kéo dài dưới 3 tuần, nó là mang tính nhiễu nhiều hơn và gắn với bẫy nhiều hơn. Thực tế một số nhà đầu tư có độ nhạy cao có thể kiếm tiền được từ trend nhỏ, nhưng đa số thì sẽ thua lỗ.

Hạn chế của lý thuyết Dow

Nếu bạn là một người khách quan thì bạn phải chấp nhận rằng không có phương pháp nào hoàn hảo 100%. Ngoài những đóng góp quan trọng của lý thuyết Dow để đặt nền tảng cho phân tích kỹ thuật thì cũng sẽ có những hạn chế lý thuyết Dow. Và đây là 2 hạn chế chính:

Lý thuyết Dow có độ trễ lớn: Lý thuyết Dow rất coi trọng việc giao dịch theo trend chính, đồng nghĩa với việc nó sẽ báo hiệu tín hiệu bán đỉnh hình thành & mua sau khi đáy hình thành một khoảng thời gian & một đoạn giá lớn. Bởi nếu tập trung vào việc giao dịch các xu hướng ngắn hạn sẽ tốn nhiều chi phí giao dịch.

Lý thuyết Dow không thể phân loại xu hướng rõ ràng: Lý thuyết Dow sẽ có 3 xu hướng gồm xu hướng chính (xu hướng cấp 1), xu hướng thứ cấp (cấp 2), xu hướng nhỏ/ngắn hạn (cấp 3).

Nhưng chính sự giao động giá rất khó để xác định chúng thuộc xu hướng nào, có thể một xu hướng thứ cấp trọn lẫn xu hướng chính, rất khó xác định, bởi khi bắt đầu thì chúng có nhiều nét quá giống nhau, nên tạo sự nhầm lẫn.

 

Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong giao dịch đầu tư. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn thành công!

 

Xem thêm các bài viết: 

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO