Qua bài này, bạn sẽ hiểu được phân tích cơ bản là gì, hướng tiếp cận, ưu – nhược điểm phân tích cơ bản, hiểu được giá trị thực của cổ phiếu như thế nào, từ đó sẽ giúp bạn đầu tư chứng khoán thành công.
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản là một kỹ thuật để xác định giá trị thực chứng khoán bằng cách tập trung vào các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và triển của doanh nghiệp. Trên phạm vi rộng hơn, bạn có thể thực hiện phân tích cơ bản về ngành công nghiệp hoặc nền kinh tế nói chung.
Dùng phân tích cơ bản để trả lời các câu hỏi như:
- Doanh thu của công ty có tăng lên không?
- Doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận bằng cách nào?
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
- Liệu DN có khả năng trả nợ không?
- Doanh nghiệp có đang xào nấu số liệu?
Tất nhiên có nhiều câu hỏi khác nữa, nhưng quy về câu hỏi mấu chốt: “Cổ phiếu của công ty có phải là thương vụ đầu tư tốt không?”.
Xem thêm:
- Phân tích cơ bản và yếu tố cốt lõi
- Giới thiệu về phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
- Phân tích chứng khoán trước khi quyết định đầu tư
Nguyên tắc, hướng tiếp cận của phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản liên quan đến các nhân tố tài chính, kinh doanh, triển vọng doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận, nợ, thị phần, chất lượng quản lý…
Các yếu tố cơ bản có thể phân thành hai loại: định lượng và định tính.
- Định lượng: có thể đo lường được hoặc thể hiện bằng số, nguồn dữ liệu định lượng lớn nhất là báo cáo tài chính như lợi nhuận, tài sản.
- Định tính: dựa vào chất lượng hoặc tính chất của doanh nghiệp, như chất lượng quản trị, thương hiệu, lợi thế cạnh tranh.
Định lượng kết hợp với định tính
Thông thường khi phân tích doanh nghiệp có cả phân tích định lượng và phân tích định tính.
Lấy ví dụ một Cổ Phiếu Vingroup.
Ta cần xem xét: xem xét tỷ lệ cổ tức, EPS, P/E… Đó là yếu tố định lượng.
Tuy nhiên, phân tích cổ phiếu VIC thì phải nói đến thương hiệu của Vingroup nữa (Thương hiệu là định tính). Bất cứ công ty nào cũng có thể xây nhà, xây chung cư, dự án, nhưng chỉ có rất ít công ty được công nhận bởi hàng triệu người Việt Nam.
Giá trị thực (nội tại) là gì?
Một trong những giả định chính của phân tích cơ bản là giá trên thị trường chứng khoán không phản ánh đầy đủ giá trị thực của cổ phiếu.
Ví dụ: cổ phiếu của công ty được giao dịch ở mức 20.000 VNĐ. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, nhà đầu tư xác định giá trị xứng đáng (giá trị thực) của nó là 30.000 VNĐ.
Khi đó nhà đầu tư sẽ tiến hành mua vào cổ phiếu vì giá giao dịch thấp hơn đáng kể so với giá trị thực và chờ đợi đến khi cổ phiếu tiệm cận giá trị thực này để bán ra.
Điều này dẫn chúng ta đến một trong những giả định chính thứ hai của phân tích cơ bản: trong ngắn hạn giá cổ phiếu có thể chệch đáng kể khỏi giá trị hợp lý nhưng trong lâu dài chúng đồng hành với nhau. Không ai biết bao lâu là “lâu dài” thực sự, có thể là vài ngày hoặc vài năm.
Hai vấn đề của phân tích cơ bản:
- Bạn không ước tính giá trị nội tại của bạn có chính xác hay không?
- Bạn không biết mất bao lâu giá cổ phiếu mới về đúng giá trị nội tại?
Ưu điểm của phân tích cơ bản
- Ít căng thẳng, tâm trí thoải mái, tối ưu hóa được thời gian.
- Có thể quản lý được với số tiền lớn hoặc rất lớn.
- Có nhiều bằng chứng khoa học.
Nhược điểm của phân tích cơ bản
• Nhà phân tích kỹ thuật chỉ trích về phân tích cơ bản về việc không tối ưu được thời gian mua và nắm giữ cổ phiếu nhằm tăng lợi nhuận. Tất nhiên sẽ có NĐT có thể kết hợp 2 phương pháp phân tích này với nhau
• Thuyết thị trường hiệu quả cho rằng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cũng chẳng có ích gì, và không thể vượt trội được thị trường.
Hy vọng, qua bài viết bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong đầu tư. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm các bài viết:
- Kỹ năng quản lý vốn tránh rủi ro thua lỗ trong thị trường Forex, chứng khoán?
- 10 thói quen cần có để đầu tư thành công
- Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán online