EUR/USD là một trong những cặp tiền tệ chính được nhiều trader dùng để giao dịch, vì biên độ dao động không quá lớn như vàng hay các cặp tiền chứa GBP lại mang tính ổn định giúp trader không phải uống thuốc “trợ tim” như khi giao dịch vàng hoặc các cặp tiền có chứa GBP. Và để có 1 chiến lược giao dịch tốt với EURUSD thì việc hiểu rõ đặc điểm cặp tiền tệ này là điều cần thiết. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những yếu tố gây ảnh hưởng tới EU cũng như các chiến lược giao dịch cặp tiền tệ này bạn nhé.
Đặc điểm của cặp EUR/USD
Euro là tiền tệ chính thức của Liên minh châu Âu, đồng thời là loại tiền dự trữ lớn thứ hai cũng như giao dịch nhiều thứ hai trên thế giới. Đồng Euro đã được 19 quốc gia trong tổng số 28 quốc gia thành viên sử dụng. Trong số này chiếm ưu thế nhất là vẫn là Đức và Pháp, đây là 2 nền kinh tế lớn nhất trong khối EU. Năm 2016, một mình Đức đóng góp 21% GDP cho EU, trong khi Pháp đóng góp 16%. Chính nhờ các đóng góp đáng kể vào GDP của EU khiến cho Đức và Pháp có vị trí quyền lực chính trị to lớn trong EU. Đồng thời đây cũng là 2 quốc gia sẽ gây ảnh hưởng nhiều nhất tới đồng Euro.
Ngoài ra, GDP khu vực Châu Âu chiếm 19,7 nghìn tỷ đô la, đã khiến cho đồng Euro, dù là 1 trong những loại tiền tệ mới bắt đầu lưu hành vào năm 2002, nhưng đã trở thành 1 trong những đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn lao tới nền kinh tế toàn cầu.
Đồng đô la Mỹ là loại tiền dự trữ được giao dịch nhiều nhất và lớn nhất trên thế giới. Nó được sử dụng bởi các quốc gia khác một cách chính thức hoặc không chính thức như là 1 loại tiền tệ lưu thông.
Lượng đô la Mỹ đang lưu hành được kiểm soát bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) và cùng các quyết sách được thực hiện trong các cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) theo lịch trình.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách lên một chiến lược giao dịch Forex hiệu quả.
- Cần nằm lòng 10 nguyên tắc giao dịch ngoại hối.
- Làm thế nào để xem được sao kê giao dịch hàng tháng?
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng cặp tiền tệ EUR/USD
Giống như tất cả các cặp tiền tệ, các yếu tố thúc đẩy sự tăng giá của một loại tiền tệ được xác định bởi sức mạnh của hai nền kinh tế đi cùng cặp tiền tệ. Nhờ vào việc so sánh hai loại tiền tệ như Tốc độ tăng trưởng, thất nghiệp và các số liệu kinh tế quan trọng khác. Thông thường, đồng tiền có nền kinh tế tăng trưởng cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn sẽ có xu hướng tăng giá và đứng trước so với đồng tiền đứng sau nó.
Lạm phát và lãi suất cũng đóng một vai trò quan trọng cho EUR/USD. Lạm phát cao hơn với tăng trưởng GDP thấp hơn sẽ làm tiền tệ suy yếu dài hạn. Trong khi triển vọng lãi suất cao hơn với mức tăng trưởng GDP ổn định sẽ giúp củng cố loại tiền tệ này so với loại tiền tệ có triển vọng lãi suất ổn định hoặc thấp hơn.
Chính vì thế, theo dõi tăng trưởng GDP, thất nghiệp và lạm phát sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản để giao dịch cặp EUR/USD. Đối với các nhà giao dịch trung hạn, với các vị thế mở lệnh kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, thì các thông tin này sẽ giúp trader có được ý tưởng tốt xu hướng tiền tệ. Biểu đồ trên cho thấy sự tăng trưởng GDP của Mỹ và Euro từ năm 2012 đến 2017.
Đối với các nhà giao dịch theo dạng intraday các tin tức liên quan đến Nonfarm Bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào Thứ Sáu đầu tiên của mỗi tháng lúc 19h30 (giờ Việt Nam) là thông tin quan trọng có thể gây ra những biến động lớn về giá.
Ngoài ra, các cuộc cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương có thể gây ra những biến động lớn khi thị trường điều chỉnh giá theo những kỳ vọng mới. Lãi suất cao hơn thường sẽ có tác động tích cực hoặc tăng giá đối với một loại tiền tệ, ít nhất là trong ngắn hạn. Mặt khác, việc giảm lãi suất thường sẽ khiến đồng tiền giảm giá ngắn hạn.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ họp hai lần/tháng. Còn cục Dự Trữ liên bang Fed sẽ họp mỗi tháng một lần.
Tất cả các cuộc họp của Fed đều mở ra sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, nhưng thường các cuộc họp diễn ra vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 hoặc tháng 12, thời điểm chủ tịch Fed tổ chức họp báo và phát biểu về chính sách tiền tệ là những tháng quan trọng hơn cả. Đồng nghĩa nếu thay đổi lãi suất được thực hiện, việc công bố lý do đằng sau thay đổi sẽ dễ dàng hơn cũng như dùng để đánh giá về những thay đổi trong các tháng tới.
Chính vì thế, các cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương và các tuyên bố báo chí vào tháng tiếp theo sẽ dễ làm tăng sự biến động và có thể khiến cho các trader giao dịch theo hướng lướt sóng sẽ tranh thủ tìm cách nhảy vào để tìm kiếm lợi nhuận. Đặc biệt, các chính sách tuyên bố sử dụng các từ ngữ mang hướng tiêu cực hoặc tích cực dường như là gợi ý về sự thay đổi chính sách tiền tệ, khiến giá EUR/USD sẽ biến động nhanh chóng trong vòng vài phút.
Cặp tiền tệ EUR/USD vốn được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, nến sẽ có vô số các trader theo dõi cuộc họp công bố dữ liệu kinh tế quan trọng hoặc các cuộc họp chính sách tiền tệ gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Thường các bảng lương phi nông nghiệp hay các thay đổi chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ sẽ dễ dàng tạo ra những biến động lớn về giá hơn so với các tin tức khác.
Tìm hiểu thêm:
- Giao dịch breakout sử dụng đường xu hướng, kênh giá và mô hình Tam giác.
- Phương pháp tránh được breakout giả hiệu quả cho trader
- Breakout Là Gì? Tìm hiểu các loại Breakout trong thị trường Forex