Bạn có thể dễ dàng nhận ra breakout bằng mắt thường mà không cần dùng công cụ hỗ trợ. Một khi bạn có thể hiểu được các tín hiệu phá vỡ, bạn có thể tìm cho mình những giao dịch hiệu quả một cách nhanh chóng.
Mô hình biểu đồ:
Bạn đã học qua một số mô hình biểu đồ. Đây là vài cái:
- Hai đỉnh/ đáy
- Đỉnh đầu 2 vai
- Ba đỉnh/ đáy
Bên cạnh mô hình biểu đồ, có vài công cụ và chỉ báo bạn có thể dùng để bổ sung thêm trong trường hợp những phá vỡ đảo chiều
Đường xu hướng
Cách đầu tiên để xác định một phá vỡ có thể là vẽ đường xu hướng lên biểu đồ. Để vẽ đường xu hướng, đơn giảm là xem biểu đồ và vẽ đường thẳng đi theo xu hướng hiện tại của giá
Khi vẽ đường xu hướng, tốt nhất là bạn có thể kết nối 2 đỉnh hoặc 2 đáy với nhau. Càng nhiều đỉnh hoặc đáy được nối, đường xu hướng càng mạnh
Vậy dùng đường xu hướng để giao dịch phá vỡ như thế nào? Có 2 khả năng xảy ra khi giá chạm vào đường xu hướng. Giá có thể dội lại từ đường xu hướng để đi tiếp theo xu hướng HOẶC giá phá vỡ đường xu hướng và đảo chiều. Chúng ta muốn tận dụng sự phá vỡ này.
Nhìn vào giá thôi thì không đủ. Cần áp dụng một hoặc nhiều các chỉ báo đã học trước đó sẽ có hiệu quả.
Chú ý rằng EURUSD đã phá vỡ đường xu hướng và MACD cho thấy động lực giảm. Sử dụng thông tin này, chúng ta có thể an toàn mà nói rằng phá vỡ sẽ tiếp tục đẩy giá của EU giảm và nếu là một trader, chúng ta có thể bán cặp tiền này
Xem thêm:
- Phương pháp tránh được breakout giả hiệu quả cho trader
- Breakout Là Gì? Tìm hiểu các loại Breakout trong thị trường Forex
- Hướng dẫn cách xác định Breakout Và Fakeout trong giao dịch Forex
Kênh giá.
Cách khác để xác định phá vỡ là vẽ kênh giá. Vẽ kênh giá giống như kiểu vẽ đường xu hướng nhưng cần vẽ thêm 1 đường thẳng nữa ở phía kia
Kênh giá hữu dụng vì bạn có thể nhận ra phá vỡ từ 2 phía của xu hướng. Cách giao dịch cũng giống giao dịch với đường xu hướng, đó là đợi giá đến sát 1 trong 2 cạnh của kênh giá và dùng các chỉ báo giúp xác định hướng để giao dịch.
Chú ý rằng MACD cho tín hiệu giảm mạnh khi EURUSD phá vỡ xuống dưới đường dưới của kênh giá. Đó là dấu hiệu bán tốt.
Mô hình tam giác
Cách thứ ba để bạn phát hiện cơ hội phá vỡ là bằng cách nhìn vào mô hình tam giác. Mô hình tam giác hình thành khi thị trường bắt đầu giảm biến động và nén lại vào một khu vực giá. Mục tiêu của chúng ta là chuẩn bị vị thế của mình khi giá nén lại và có thể bắt được chuyển động của giá khi phá vỡ diễn ra.
Có 3 loại tam giác:
- Tam giác tăng
- Tam giác giảm
- Tam giác cân
Tam giác tăng:
Tam giác tăng hình thành khi có kháng cự phía trên và giá tiếp tục hình thành các đáy cao hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy phe mua từ từ vượt phe bán.
Câu chuyện phía sau mô hình tam giác tăng và cứ mỗi lần giá đạt 1 vùng cao nhất đinh, sẽ có vài Trader nhảy vào bán, khiến giá giảm
Mặt khác, nhiều trader tin rằng giá sẽ tăng cao hơn nên khi giá bắt đầu giảm, đã nhảy vào mua trước khi giá chạm đáy cũ. Kết quả là một cuộc chiến giữa 2 phe mua và bán diễn ra trong 1 vùng hẹp.
Điều chúng ta cần là sự phá vỡ lên phía trên vì mô hình tam giác tăng thường là mô hình tăng giá. Khi chúng ta thấy giá phá kháng cự thì đó là dấu hiệu mua vào
Tam giác giảm
Mô hình tam giác giảm thì cơ bản là ngược lại với tam giác tăng. Phe bán tiếp tục đẩy giá xuống so với phe mua, và kết quả là chúng ta có những đỉnh giá thấp hơn và một hỗ trợ mạnh ở phía dưới.
Tam giác giảm là một mô hình giảm giá. Để giao dịch với nó, mục tiêu là chúng ta phải chuẩn bị bán ra khi giá phá hỗ trợ. Để giao dịch tốt với mô hinfhn này, chúng ta cần chuẩn bị tư thế để bán khi giá phá vỡ hỗ trợ.
Tam giác cân
Loại tam giác thứ 3 là tam giác cân. Thay vì có hỗ trợ hoặc kháng cự nằm ngang, cả phe mua và phe bán đều tạo đáy cao hơn và đỉnh thấp hơn và tạo thành đỉnh tam giác ở giữa.
Không giống tam giác tăng và giảm cho tín hiệu tăng, giảm khá rõ ràng. Tam giác cân không có cảnh báo xu hướng trước. Bạn cần giao dịch phá vỡ ở cả 2 cạnh của tam giác.
Trong trường hợp tam giác cân, cần chuẩn bị sẵn cho phá vỡ cả cạnh trên lẫn dưới. Có thể sử dụng loại lệnh Khớp-lệnh-này-hủy-lệnh-kia (tức là lệnh chờ bán phía dưới và chờ mua phía trên, khớp lệnh chờ này thì hủy lệnh chờ kia)
Như trong ví dụ trên, GBP/USD đã phá cạnh trên và khớp lệnh mua.
Tóm lại cách giao dịch với phá vỡ tam giác.
Ghi nhớ một số điều:
* Tam giác tăng thường phá cạnh trên
* Tam giác giảm phá cạnh dưới
* Tam giác cân có thể phá 1 trong 2 cạnh
Tìm hiểu thêm:
- Mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy – Triple Top and Triple Bottom
- Đặc điểm mô hình hai đáy (Double Bottom)
- Mô hình 2 đỉnh (Double Top) – Mẫu hình giá phổ biến