Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Mô hình 2 đỉnh (Double Top) – Mẫu hình giá phổ biến

 

Một trong những mô hình giá đảo chiều phổ biến đó là mô hình hai đỉnh. Cùng với người anh em song sinh của nó là mô hình hai đáy, các mô hình giá này thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ giá phân tích kỹ thuật. Mô hình giá 2 đỉnh có giá trị ứng dụng rất cao trong giao dịch forex, chứng khoán hay tiền ảo….

 

Mô tả mô hình hai đỉnh

Về mặt trực quan, mô hình hai đỉnh có hình dáng giống như hai ngọn núi, hoặc đơn giản hơn là giống như hình chữ M. Tuy nhiên, phần quyết định việc xác nhận mô hình lại là “cái đuôi” phía sau chữ M. Bạn sẽ được tìm hiểu rõ hơn về “cái đuôi” này ở phần dưới. Mô hình 2 đỉnh thường nằm ở cuối của một xu hướng tăng. Nó là dấu hiệu cho sự đảo chiều xu hướng từ tăng thành giảm.

 

Mô hình 2 đỉnh

Đặc điểm của mô hình giá 2 đỉnh

Về mặt trực quan thì bạn có thể nhìn thấy ở hình trên. Tuy nhiên đó chỉ là những mô tả cơ bản nhất về mô hình hai đỉnh. Để hiểu rõ hơn thì bạn cần biết về các đặc điểm cụ thể của mô hình này như sau:

  • Hai đỉnh (Top 1 và Top 2) có thể nằm ngang nhau hoặc cao hơn hoặc thấp hơn nhau một chút. Khi nối 2 đỉnh này sẽ tạo thành một đường nằm ngang hoặc hơi xiên một chút. Đường ngang này cũng chính là đường kháng cự sau này.
  • Ở giữa 2 đỉnh có một đáy tạm thời. Đây là mức điều chỉnh tự nhiên trong một xu hướng tăng khi giá di chuyển được một đoạn.
  • Một đường nằm ngang đi qua đáy tạm thời gọi là đường cổ (neckline) và đóng vai trò là một đừng hỗ trợ. Đường cổ này cũng thường đi qua một đỉnh trước trong xu hướng tăng trước đó.
  • Sau khi đã hình thành mô hình hai đỉnh, tức là khi giá đã đi xuyên qua đường cổ thì nó thường quay trở lại để test đường cổ. Khi test thành công thì xu hướng xuống mới hình thành. Khi này xác suất giá đảo chiều đi xuống là rất cao.

 

Xem thêm:

 

Bốn dạng của mô hình Hai đỉnh

Mô hình này có bốn kiểu mẫu điển hình. Adam-Adam, Adam-Eve, Eve-Adam và Eve-Eve. Mô hình tại đỉnh mà tạo hình chữ “A” s. Thường là sự kiện trong ngày, được gọi là “Adam” . Trong khi đó, mô hình ở đáy kéo dài nhiều ngày. Thường có hình dạng tròn chữ “n” được gọi là “Eve” s.

  • Dạng 1 : Mô hình Hai đỉnh Eve-Eve

Mô hình giá Hai đỉnh – Double Top

​Mô hình Hai đỉnh Eve-Eve (EE) xuất hiện khi trong mô hình có hai đỉnh tròn “n”. Bulkowski (2005) đánh giá Mô hinh Hai đỉnh Eve-Eve là dạng hiệu quả nhất trong bốn dạng. Và nó có thể đạt mức lợi nhuận đến 18%.

 

Mô hình Hai đỉnh Eve-Eve

  • Dạng 2 : Mô hình Hai đỉnh Adam-Adam

Mô hình giá Hai đỉnh – Double Top

​Mô hình Hai đỉnh Adam-Adam có hai đỉnh nhọn liên tiếp hình chữ “A”. Theo Bulkowski (2005), dạng Adam-Adam là mẫu hình tốt nhất thứ hai trong bốn dạng. Và có mức trung bình tạo đáy thấp nhất (lowest low) sau khi giá phá vùng đáy M là 19%.

 

Biểu đồ minh họa cho Mô hình Hai đỉnh Adam-Adam

.

Mô hình giá Hai đỉnh – Double Top

​Biểu đồ dưới của United Technologies (UTX) minh họa một mô hình Hai đỉnh trong xu hướng tăng. Mỗi phần đỉnh bao gồm một thanh giá ngày cao và nhọn. Trong ví dụ này, sau khi giá giảm xuống dưới mức thấp nhất của đáy giữa (đường màu xanh), một tín hiệu bán được đưa ra. Thông thường, sau tín hiệu bán, giá sẽ hồi theo hướng lên, gọi là sự hồi lại. Nghiên cứu của Bulkowski chỉ ra rằng khoảng 61% double top AA sẽ có sự hồi lại (2005). Tuy nhiên, trong biểu đổ trên, giá đã không bị hồi lại và tiếp tục đi xuống.

 

​Biểu đồ của United Technologies (UTX)

  • Dạng 3 : Mô hình Hai đỉnh Adam-Eve

Mô hình giá Hai đỉnh – Double Top

​Mô hình Hai đỉnh Adam-Eve (AE) bao gồm đỉnh đầu tiên nhọn. Như hình chữ “A” và đỉnh thứ hay hơi tròn như hình “n”. Bulkowski (2005) đánh mô hình này có sự thể hiện khá “nghèo nàn”. Với trung bình mức giảm tối đa kể từ tín hiệu bán chỉ là 18%.

 

Mô hình Hai đỉnh Adam-Eve (AE)

  • Dạng 4 : Mô hình Hai đỉnh Eve-Adam

Mô hình giá Hai đỉnh – Double Top

​Mô hình Hai đỉnh Eve-Adam được thể hiện bởi phần đỉnh đầu tiên. Ngày tròn như hình chữ “n” tạo bởi nhiều thanh giá. Đỉnh thứ hai thì nhọn như hình chữ “A”. Thường là thanh giá một ngày. Bulkowski (2005). Và những nghiên cứu của ông cho thấy dạng Eve – Adam có trung bình mức giảm tối đa là 15%.

 

​Mô hình Hai đỉnh Eve-Adam

  • Biểu đồ minh họa cho mô hình Hai đỉnh Eve-Adam

Mô hình giá Hai đỉnh – Double Top

Biểu đồ The Ultilities SPDR ETF (XLU) minh họa cho dạng mô hình Hai đỉnh Eve-Adam. Sau một xu hướng tăng, giá bắt đầu đi ngang. Và đảo chiều trong một khoảng thời gian 10 ngày. Gía giảm mạnh với một thanh giá lớn. Và bắt đầu đi lên một lần nữa. Từ đây tạo ra đáy giữa của mô hình. Rồi giá đạt đỉnh sau một tuần tăng với hai thanh giá nhọn cao hơn. Hình thành phần đỉnh thứ hai của mô hình. Một khi giá giảm xuống dưới mức thấp nhất của đáy giữa (đường màu xanh). Tín hiệu bán được kích hoạt. Ngày thứ ba sau tín hiệu bán. Giá đã hồi lại một chút và tiếp tục xu hướng đi xuống của nó.
Tìm hiểu thêm:

CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO