Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

5 chỉ số tài chính nên sử dụng trong phân tích cổ phiếu

 

Mỗi chỉ số tài chính nên sử dụng trong phân tích cổ phiếu đều phản ánh một thông điệp nhất định mà NĐT nên nắm rõ. Bởi lẽ, khi muốn rót tiền và dấn thân vào vào chứng khoán, cổ phiếu, điều bạn cần là thấu hiểu “Sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp bạn muốn đầu tư. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 5 chỉ số tài chính mà bạn cần nằm lòng.

 

Top 5 chỉ số tài chính nên sử dụng trong phân tích cổ phiếu

Các chỉ số tài chính thông dụng thường sử dụng trong phân tích cổ phiếu dưới đây sẽ giúp NĐT, nhà phân tích tìm ra xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio) – mức độ thanh toán các khoản nợ

Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Bạn đang lo lắng không biết nguồn tài chính công ty có tốt hay không? Có khả năng chi trả các khoản nợ khi đến hạn? Tỷ số thanh toán hiện hành, một trong những chỉ số tài chính nên sử dụng trong phân tích cổ phiếu sẽ giúp bạn làm rõ điều này.

Bằng cách xem kết quả tỷ số, bạn có thể biết được:

  • Hệ số <1: thật đáng tiếc, nguồn tài chính công ty không được tốt rồi. Khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn cũng là điều khó khăn với công ty này.
  • Hệ số >1: thở phào nhẹ nhõm, bạn có thể yên tâm về khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn của công ty. Tuy vậy, để chắc chắn hơn cho đồng tiền bạn đầu tư là đúng, hãy nên xem xét và đánh giá thêm tình hình công ty nhé!

Chỉ số tài chính EPS – Thu nhập trên cổ phần

Bạn đang thắc mắc 1 cổ phần thường trong năm sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế? Chỉ cần biết cách tính EPS, câu hỏi này sẽ được giải đáp.

 

Thu nhập từ cổ phần EFS

EPS là chỉ số tài chính nên sử dụng trong phân tích cổ phiếu vì nó cho bạn biết mức lợi nhuận trên một cổ phiếu.

EPS được ưu ái xem trọng vì nó là biến số cấu thành nên hệ số P/E. EPS càng cao, cho thấy năng lực kinh doanh của công ty càng mạnh.

 

Xem thêm: 6 nhóm chỉ số tài chính quan trọng trong chứng khoán

 

Hệ số giá trên thu nhập P/E

Là chỉ số có tầm ảnh hưởng trong định giá cổ phiếu. Muốn đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu Price và thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS, bạn cần biết chỉ số này. Trong đó, EPS được xem là một biến số quan trọng.

Cách tính P/E không hề khó như bạn nghĩ. Để xác định mức giá Price, bạn chỉ cần “làm siêng” truy cập vào bảng giá chứng khoán và lấy mức giá tham chiếu cổ phiếu ngày hôm đó. Còn để tính EPS, chúng tôi để nêu ở trên.

P/B – hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách

P/B là chỉ số tài chính nên sử dụng trong phân tích cổ phiếu, bởi lẽ:

  • P/B suy đoán mối quan hệ giữa giá thị trường với giá trị sổ sách một cổ phần của doanh nghiệp.
  • P/B hỗ trợ phân tích, giúp các NĐT tìm kiếm các cổ phiếu. Đặc biệt những cổ phiếu giá rẻ mà thị trường không dành sự quan tâm.

ROA – tỷ suất sinh lời trên tài sản

Một chỉ số tài chính nên sử dụng trong phân tích cổ phiếu tiếp theo bạn cần chú ý là ROA.

NĐT muốn tìm hiểu công suất hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ hay ít tác động đến giá cổ phiếu, thì ROA sẽ có bạn rõ.

 

Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA

Mặt khác, ROA còn phản ánh được rằng: công ty sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản.

 

Ngoài việc có nguồn vốn đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, bạn cần phải có nền tảng kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này. Muốn thành công, đừng ngại học hỏi, hãy lưu trang hocviendautu.edu.vn lại để bồi bổ kiến thức và cập nhật tin tức mỗi ngày. Chúc bạn thành công!

 

Xem thêm bài viết liên quan:

 


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO