Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Kinh doanh Chênh lệch giá (Arbitrage) là gì?

 

Arbitrage còn hơn cả một chiến lược giao dịch đầu cơ, đây là nơi mọi người bị hấp dẫn bởi lợi nhuận từ thị trường không hiệu quả và tận dụng lợi thế của sự chênh lệch giá. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Arbitrage là gì và cách áp dụng nó như một chiến lược giao dịch Forex.

 

Arbitrage là gì?

Arbitrage được biết đến là một chiến lược kiếm lời từ chênh lệch giá. Nghiệp vụ Arbitrage truyền thống xuất hiện trên thị trường ngoại hối, nhà đầu tư lợi dụng sự chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường khác nhau để thu lợi thông qua hoạt động mua và bán. Không những trên thị trường forex mà nghiệp vụ Arbitrage hiện nay cũng được sử dụng rộng rãi trên các thị trường chứng khoán, tiền điện tử và thông qua hình thức M&A (Mua lại và Sáp nhập).

 

Nói tóm lại thì dù ở thị trường nào thì Arbitrage cũng được hiểu một cách đơn giản nhất đó là mua một sản phẩm khi thấy giá của nó thấp hơn ở thị trường này và bán ra với giá cao hơn ở thị trường khác. Tuy nhiên, hoạt động mua bán diễn ra cùng lúc, chính vì thế mà Arbitrage là nghiệp vụ không phải bỏ vốn và không chịu rủi ro tỷ giá.

Nhà đầu tư có thể thu lợi từ kinh doanh chênh lệch giá hay nói cách khác là Arbitrage có thể tồn tại là do sự thiếu hiệu quả của thị trường tức là thị trường hoạt động không hoàn hảo.

 

Định nghĩa và cơ chế chiến lược kinh doanh chênh lệch giá

Cơ chế Arbitrage điều chỉnh thị trường

Thị trường không hiệu quả tạo ra các nghiệp vụ Arbitrage, nhưng cũng chính những nghiệp vụ này lại kéo thị trường trở về cân bằng và hoạt động hiệu quả trở lại.

 

Khi một sản phẩm được định giá thấp, những nhà đầu tư Arbitrage “nhảy” vào thị trường để mua, làm cho cầu lớn hơn cung, nhu cầu mua ngày càng tăng từ đó giá sản phẩm cũng bắt đầu tăng lên. Khi giá sản phẩm tăng lên, mức cầu giảm xuống cho đến khi mức cung – cầu được cân bằng, thì giá của sản phẩm trở về đúng giá trị của nó.

 

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các thị trường forex lớn trên thế giới như New York, London, Tokyo hoạt động ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau và trở nên rất hiệu quả. Chính vì thế, chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường hầu như không có, hoặc nếu có thì cũng rất nhỏ và chỉ xuất hiện trong tích tắc rồi lại trở về cân bằng bởi sự điều chỉnh cung cầu của thị trường.

Arbitrage trong các thị trường tài chính truyền thống

Nghiệp vụ Arbitrage theo nghĩa nguyên thủy là việc tận dụng sự chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối (forex) khác nhau để thu lời thông qua hoạt động mua và bán.

Chiến lược mua ngoại hối tại thị trường có giá rẻ nhất đồng thời bán số ngoại hối đó tại thị trường đắt nhất gọi là Arbitrage cổ điển nhất.

 

Arbitrage trên thị trường forex được chia làm 2 loại:

1. Arbitrage hai điểm (Two Points Arbitrage): thực hiện khi có sự chênh lệch rõ ràng về tỷ giá của hai đồng tiền giữa hai thị trường khách nhau.

2. Arbitrage ba điểm/ tam giác (Three Points Arbitrage): trường hợp này nhìn bề ngoài chưa thấy sự khác nhau trong tỷ giá giữa các thị trường. Nhưng thực ra có thể nhận thấy sự chênh lệch tỷ giá thông qua tỷ giá chéo.

 

Ngoài ra, Arbitrage còn có thể thực hiện ở thị trường truyền thống, thông qua phương pháp M&A (mua lại & sáp nhập). Tuy nhiên, Arbitrage bằng cách mua lại cổ phần công ty có rất nhiều rủi ro.

Chẳng hạn như trường hợp thua lỗ của công ty Long Term Capital Management LTCM hồi năm 1998, khi họ mua cổ phần của công ty Ciena giá 90 USD do nghĩ rằng Ciena sẽ được sáp nhập vào Tellabs. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và ngay sau khi việc sáp nhập không thành, giá cổ phần của Ciena đã rớt bịch xuống chỉ còn 13 USD!

Arbitrage trong tiền điện tử

Cùng với sự ra đời của Bitcoin, thị trường tiền điện tử ngày càng trở nên sôi động. Nhiều trader, nhà đầu tư cũng chuyển từ các thị trường tài chính truyền thống sang thị trường tiền điện tử. Cùng với đó là các chiến lược giao dịch phong phú và Arbitrage cũng không là ngoại lệ.

 

Chẳng hạn, nếu trader muốn thực hiện giao dịch với Bitcoin ở hai sàn giao dịch khác nhau, thì trader nên có tài khoản ở cả 2 sàn giao dịch. Ngoài ra, cả hai tài khoản nên có đủ tiền để đảm bảo trader có thể mua và bán ngay lập tức mà không cần phải dựa chờ thời gian nạp/rút tiền.

Ví dụ: Bitcoin trên sàn A đang có giá 5600 USDT. Giá Bitcoin trên sàn B là 5700 USDT. Trader có thể “Arbitrage” bằng cách mua Bitcoin sàn A, cùng lúc đó là bán ra Bitcoin trên sàn B. Như vậy, trader sẽ thu được lợi nhuận 100 USDT.

 

Chiến lược Arbitrage kể trên là kiểu kinh doanh chênh lệch giá thuần túy. Vì chiến lược này dựa vào việc phát hiện ra sự thiếu hiệu quả của thị trường và chênh lệch giá, chứ không phải là đầu cơ. Do đó, nó thường được coi là một cách tiếp cận rủi ro thấp.

 

Rủi ro khi kinh doanh chiến lược kinh doanh chênh lệch giá

 

Tìm hiểu thêm:

 

Rủi ro khi kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)

Thực tế, kinh doanh chênh lệch giá không phải là điều dễ dàng gì cho dù các ví dụ trên rất dễ hiểu với bạn đúng không?

Để kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) bạn cần phải có số vốn lớn, vì lãi thường rất ít nên phải có nhiều vốn mới thu được lợi nhuận, sau khi đã trừ toàn bộ chi phí giao dịch.

 

Hơn nữa, hoạt động này phải được diễn ra đồng thời giữa 2 sàn, nên nhà đầu tư cần tính toán và giao dịch theo hướng tự động, để chúng có thể thực hiện ngay lập tức, thì mới kiếm được lời, nếu chậm trễ khi giá 2 sàn đã bằng nhau thì bạn sẽ bị lỗ phần phí giao dịch cùng nhiều loại phí khác.

Ngoài ra còn có 1 số rủi ro khác như:

  • Rủi ro cạnh tranh. Trong forex, hình thức kinh doanh chênh lệch giá chỉ dành cho những cá mập nhiều tiền. Tuy nhiên, vì lợi nhuận vô cùng hấp dẫn nên dẫn đến sự cạnh tranh từ các ngân hàng, các quỹ, hay từ chính xác broker với nhau. Và cạnh tranh càng lớn thì rủi ro sẽ càng cao.

 

  • Rủi ro trượt giá. Đây là sự khác biệt giữa giá dự kiến ​​và giá giao dịch thực ở thời điểm hiện tại. Điều này có thể gây ra bởi sự chậm trế đến từ Internet. Ngoài ra, nếu giao dịch vào đúng thời điểm thị trường biến động thì mức độ trượt giá sẽ càng cao. Gây rủi ro cho nhà giao dịch nhiều hơn.

 

  • Rủi ro biến động. Mặc dù thị trường forex khác với bitcoin là chúng luôn biến động, tuy nhiên bạn sẽ luôn ao ước thị trường càng biến động mạnh bạn càng thu được lời, không kể nếu khi thị trường càng thu hẹp thì mức biến động sẽ càng giảm và rủi ro của bạn sẽ càng lớn.

 

  • Rủi ro thanh khoản. Để 1 lệnh được khớp thì cần phải có bên mua và bên bán, trong trường hợp nếu bạn không tìm đủ lượng người mua và bán. Tức là khi thanh khoản thị trường trở nên yếu kém lợi nhuận thu về sẽ ít hơn thậm chí có khả năng bị thua lỗ.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé!

 

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO