Có lẽ bạn đã từng bắt gặp nhiều lần cụm từ vnindex xuất hiện nhiều lần trên sóng truyền hình. Vậy chỉ số Vnindex là gì? Chúng có cách tính và ý nghĩa ra sao? Cùng Hocviendautu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nào!
Vn-Index là gì
- VNindex là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE). Khi chỉ số có màu xanh diễn tả sự tăng điểm, màu đỏ cho thấy sự giảm điểm.
- Chỉ số Vnindex thấy được sự so sánh giá trị vốn hóa thị trường hiện tại với giá trị vốn hóa thị trường cơ sở vào ngày gốc là ngày 28 tháng 7 năm 2000. Ngày đầu tiên mà thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động.
- Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở được tính trong công thức chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp như: niêm yết mới, hủy niêm yết, thay đổi về vốn niêm yết.
- Đây là bộ chỉ số được xây dựng và quản lý bởi sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Xem thêm:
- VN100 Index? Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VN100 Index
- HNX-Index là gì? Ý nghĩa chỉ số HNX-Index
- Chỉ số VN30 là gì? Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VN30 Index
Cách tính chỉ số Vn_Index
ở khía cạnh toán học: Chỉ số VN-Index so sánh giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm bất kỳ với giá trị vốn hóa thị trường cơ sở vào ngày phát hành cơ sở gốc 28/07/2000,
Công thức tính:
Trong đó:
- P1i: Thị giá hiện hành của cổ phiếu i hiện tại
- Q1i: Khối lượng đang lưu hành (khối lượng niêm yết) của cổ phiếu I hiện tại
- P0i: Giá của cổ phiếu i ngày phát hành gốc cơ sở 28/07/2000
- Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại ngày phát hành gốc cơ sở 28/07/2000
Ý nghĩa của chỉ số Vn_Index
Mô tả tâm lí nhà đầu tư
Chỉ số chứng khoán mô tả các tâm lí, thái độ của nhà đầu tư dành cho tình trạng kinh tế.
Mô tả hiệu suất của thị trường chứng khoán
Tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trường thời điểm hiện tại/ giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm phát hành cơ sở gốc, mô tả hiệu suất của thị trường chứng khoán. Ví dụ tính đến phiên giao dịch ngày 12/7/2019 chỉ số vindex đạt 975.4 điểm, cho thấy hiệu suất thị trường chứng khoán kể từ ngày phát hành cơ sở là đạt 975.4 lần. Cách đánh giá thị trường chứng khoán dựa theo khái niệm hiệu suất cũng mô tả được nhiều ý nghĩa về kinh tế thị trường, và quy mô đầu tư.
Mô tả sự tăng trưởng của nền kinh tế
Chỉ số chứng khoán cho thấy sức tăng trưởng, và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng, các doanh nghiệp có cơ cấu tài chính tốt, ăn nên làm ra, sức khỏe doanh nghiệp được duy trì ở mức ổn định và tăng trưởng đều đặn, dẫn đến nhiều hơn các nhà đầu tư quan tâm đến cô phiếu như là kênh đầu tư và tích lũy tài chính. Ví dụ: đầu năm 2016 chỉ số vnindex là ~ 500 điểm, đây là thời điểm kinh tế thị trường và quốc tế có những diễn biến tích cực, kể từ thời điểm đó cho đến nay, VN-Index đã có những lần tăng hơn gấp hai lần.
Mô tả sự thoái của nền kinh tế
Năm 2006 2007 là 2 năm có diễn biến tăng vọt về tích lũy chứng khoán doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư. Nhu cầu mua bán cổ phiếu không đạt dung lượng thị trường đa dạng như thời điểm hiện tại, nhưng lại là kênh đầu tư tăng trưởng chóng mặt. Cuối năm 2007 từ cuộc khủng hoảng toàn cầu, dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn khó khăn, đầu tư giá trị ở các mã chứng khoán giảm, khiến thị giá cổ phiếu lúc đó lao dốc chóng mặt. Các dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế khiến các nhà đầu tư bán tháo, và chuyển dần sang các kênh tích lũy tài chính khác.
Mô tả sự dịch chuyển, thay đổi cơ cấu nền kinh tế
Trong giai đoạn sau khủng hoảng, từ năm 2007, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, và có cơ cấu các ngành mới phát sinh, dịch chuyển theo biến động của nền kinh tế thế giới. Các ngành công nghiệp thô sơ dịch chuyển về các ngành như dịch vụ, công nghiệp, xuất khẩu, hạ tầng xã hội đô thị… Giai đoạn này thế giới cũng diễn ra các dịch chuyển về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dẫn đến các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cũng thay đổi hàng loạt các yếu tố về lực lượng lao động, tiền tệ, trạng thái đầu tư, và đặc biệt có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.
Những điểm yếu của chỉ số VN-Index
Khuyết điểm lớn nhất của Vn-Index chính là lấy toàn bộ giá trị vốn hóa của tất cả các công ty niêm yết trên thị trường làm trong số. Vì vậy, một số công ty có giá trị vốn hóa lớn như VIC có thể ảnh hưởng đến sự tăng, giảm của chỉ số. Một điều khá trái ngược khi một vài công ty có giá trị vốn hóa lớn, khối lượng cổ phiếu tự do ( free float) lại khá nhỏ. Nhưng chúng lại làm ảnh hưởng đến chỉ số.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong đầu tư. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn giao dịch thành công!
Xem thêm các bài viết: