Để trả lời câu hỏi “Mua nhà rồi cho thuê hay Thuê nhà rồi cho thuê lại”, nhà đầu tư cần hiểu rằng không có gì là hoàn hảo. Mỗi mô hình sẽ có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Quan trọng là nhà đầu tư cần gì? Ngân sách của nhà đầu tư? Và hệ sinh thái của nhà đầu tư đang nắm giữ.
Mua nhà rồi cho thuê lại:
Đây là mô hình kinh doanh cho thuê phổ biến hiện nay. Sau khi mua nhà, bất động sản hoặc cổ phần của công ty sở hữu bất động sản. Nhà đầu tư có thể lập công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể để phát triển bất động sản đó theo dạng cho thuê phòng trọ, văn phòng,…
Ưu điểm của mô hình kinh doanh mua nhà rồi cho thuê là:
- Chủ đầu tư bđs có thể toàn quyền quyết định, chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với bất động sản mình mua.
- Chủ đầu tư hưởng được sự gia tăng giá trị của tài sản đó. Tầm 2 đến 5 năm trước, trong một năm, những căn nhà tại Sài Gòn có thể tăng 100%-200% giá trị. Nguyên nhân là do thị trường bất động sản lúc đó đang đạt đỉnh, hạ tầng thành phố có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở thời điểm tháng 12 năm 2019, thị trường đang có những chuyển biến xấu cả về thị trường và chính sách của nhà nước. Nên việc ra được hàng những căn nhà trên 8 tỷ thường tốn từ 2 đến 3 tháng. Lợi nhuận thu về được đánh giá là “lỗ”.
- Dễ dàng kêu gọi hùn vốn đầu tư. Những nhà đầu tư khác thường nhìn vào tài sản sở hữu của một doanh nghiệp để định giá doanh nghiệp, công ty đó.
- Việc huy động vốn từ ngân hàng sẽ thuận lợi hơn nếu nhà đầu tư sở hữu 100% tài sản là bất động sản. Điểm tín dụng cũng sẽ cao hơn.
Hạn chế của mua nhà rồi cho thuê:
Tùy vào nhà đầu tư muốn gì, sẽ có những hạn chế khác nhau. Không phải hạn chế của người này cũng sẽ là hạn chế của người khác. Hạn chế của mua nhà rồi cho thuê chỉ xảy ra khi nhà đầu tư muốn: Chiếm lĩnh thị trường hoặc gia tăng thị phần của mình. Nếu nhà đầu tư chỉ là hộ kinh doanh, hoặc một công ty sở hữu một tòa văn phòng hạng A, thì đây hoàn toàn không phải hạn chế đáng lưu tâm.
- Doanh thu chỉ đến từ duy nhất một bất động sản mà nhà đầu tư đang sở hữu.
- Chậm mở rộng kinh doanh, mở rộng và chiếm lĩnh thị phần.
- Khó bao phủ được thị trường nếu nhà đầu tư bị “bí” hoặc không thể huy động được vốn.
Xem thêm:
- Những kinh nghiệm thuê nhà rồi cho thuê lại
- Cẩm nang cho thuê nhà nguyên căn đạt lợi nhuận cao
- Bật mí kinh nghiệm thuê nhà nguyên căn hạn chế rủi ro
Thuê nhà rồi cho thuê lại:
Ưu điểm lớn nhất của mô hình kinh doanh thuê nhà rồi cho thuê lại là:
Nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Bên cạnh đó, chủ đầu tư có thể kiểm soát được dòng tiền của mình, phân tán rủi ro. Và đặc biệt, doanh thu sẽ cao hơn những hình thức kinh doanh cho thuê nhà khác từ 50% đến 100%/ tháng.
Ví dụ sau sẽ giúp bạn hình dung được doanh thu thu về từ việc thuê nhà rồi cho thuê lại nó “kinh khủng” như thế nào.
- Nếu chủ đầu tư cho thuê 5 triệu/ phòng/ tháng. Doanh thu cho thuê từ việc mua 1 căn nhà 5 tỷ với 30 phòng sẽ là 150.000.000 đồng/ tháng.
- Cùng với 5 tỷ đó. Nhà đầu tư có thể thuê 10 căn nhà với 300 phòng, doanh thu tạm tính là 1.500.000.000 đồng/ tháng. Trừ đi tiền thuê là 1 tỷ đồng (100 triệu/ căn nhà). Lợi nhuận thu về sẽ đâu đó là 500 triệu/ tháng. Doanh thu so với việc mua nhà sẽ cao hơn 10 lần. Và lợi nhuận gần gấp 5 lần (chưa tính các loại chi phí vận hành và thuế phí).
Nhược điểm của mô hình kinh doanh thuê nhà rồi cho thuê lại:
Khi quyết định theo đuổi kinh doanh loại hình bđs này, người chủ đầu tư sẽ đối mặt với một số vấn đề như:
- Chủ đầu tư bắt buộc phải tạo thành một chuỗi cho thuê.
- Khổng thể kiểm soát được 100% bất động sản, dù hợp đồng có chặt chẽ đến đâu.
- Bị chủ nhà cướp quyền điều hành sau khi hết hợp đồng.
- Bạn không thể là hộ kinh doanh thông thường khi áp dụng mô hình cho thuê nhà này.
- Ngân hàng sẽ không mặn mà với những hợp đồng thuê nhà khi bạn có nhu cầu vay vốn.
- Huy động vốn từ những nhà đầu tư khác cũng không phải dễ vì phần tài sản cố định trong bảng cân đối kế toán của bạn gần như bằng 0.
- Việc quản lý cả ngàn người thuê nhà là đều không hề đơn giản. Sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến khách thuê.
Tìm hiểu thêm:
- Kinh nghiệm khi xây nhà cho thuê
- Sự khác nhau giữa sổ hồng chung và sổ hồng riêng
- Những điều kiện mới nhất hiện nay khi mua bán nhà