Đơn giản và hiệu quả luôn là ưu tiên hàng đầu khi các nhà đầu tư lựa chọn phương pháp giao dịch. Trên thực tế, kết hợp quá nhiều các loại chỉ báo trong cùng một chiến lược sẽ gây rối và khiến các nhà giao dịch khó đưa ra quyết định của bản thân. Thế nhưng việc sử dụng quá ít các chỉ báo lại không đủ tin cậy và xác suất thành công thấp hơn. Dẫu biết Forex là nơi đòi hỏi kiến thức sâu và phức tạp, nhưng đôi khi tìm hiểu một phương pháp nhẹ nhàng như thế này cũng giúp trader có cái nhìn thoải mái hơn cho chiến lược của mình. Và nếu bạn đang tìm kiếm 1 phương pháp giao dịch hiệu quả, đơn giản thì mô hình 3 cây nến đảo chiều mà chúng tôi giới thiệu dưới đây có thể sẽ phù hợp với bạn.
Mô hình 3 cây nến là gì?
Mô hình 3 cây nến chỉ đơn giản là bao gồm 3 cây nến cùng tăng/cùng giảm.
Mô hình 3 cây nến cho chúng ta biết có một lượng cầu lớn đang dần dần được đẩy vào thị trường và thông tin này được xem là cực hữu ích cho các nhà giao dịch.
Lưu ý: Cây nến thứ 3 không cần thiết phải cao hơn cây thứ 1. Có thể là cây thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ vượt qua cây thứ 1. Điều đó không quan trọng. Miễn sao đừng để giảm quá đáy của cây thứ 2.
Nhận thấy mô hình 3 cây nến có thể áp dụng trong chiến lược giao dịch đảo chiều một cách hiệu quả, các nhà giao dịch đã phát triển nó thành một hệ thống với đầy đủ các yếu tố có thể sử dụng độc lập hoặc hỗ trợ cho hệ thống mà các bạn đang sử dụng.
Cốt lõi của hệ thống là một thế nến gồm 3 cây dùng để nhận biết thời điểm đảo chiều của một con sóng. Cụ thể chiến lược giao dịch với mô hình 3 cây nến này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong các phần dưới đây.
Xem thêm:
- Chiến lược giao dịch sử dụng mô hình nến Heiken Ashi
- Chiến lược giao dịch với các mô hình nến đảo chiều
- Các mô hình nến đảo chiều nâng cao
Chiến thuật áp dụng mô hình 3 cây nến
Bước 1: Xác định xu hướng giảm mà giá đã breakout trước đó
Có khá nhiều công cụ vả chỉ báo giúp bạn xác định xu hướng của thị trường như các đỉnh/đáy, hỗ trợ/kháng cự, đường EMA, chỉ số ADX,…). Nếu sử dụng EMA 50 để tìm kiếm xu hướng giảm thì theo lý thuyết, xu hướng giảm là xu hướng nằm dưới đường EMA 50. Còn nếu dựa vào quan sát trực quan tại các đỉnh/đáy, xu hướng giảm được xác nhận bởi các đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ và các đáy mới thấp hơn các đáy cũ.
Sau khi tìm được xu hướng giảm, bạn cần xác định xu hướng đó phải breakout một cái đáy. Tại sao lại có phần breakout một cái đáy? Vì tại đỉnh và đáy, tâm lý trader rất phức tạp, lượng cung cầu lớn. Chúng ta sẽ tận dụng những thời điểm này để tìm kiếm lợi nhuận.
Bước 2: Tìm kiếm mô hình 3 cây nến
Tìm kiếm mô hình nến với các đặc điểm như mô tả trong phần “mô hình 3 cây nến là gì”
Sau đó, chờ cho đến khi thế nến xuất hiện như hình dưới đây:
Bước 3: Mua khi có một cây nến Breakout đỉnh giá của cây nến đầu tiên
Như các bạn thấy, trong mô hình 3 cây nến, cây thứ ba cao hơn cây thứ nhất, nhưng mức đóng cửa không cao hơn cây thứ nhất. Và các nến sau đó cũng không thể vượt qua mức đóng cửa của cây nến thứ nhất trong mô hình. Điều này thể hiện rằng, lực cầu đã xuất hiện, nhưng chưa mạnh đến mức làm đảo chiều xu hướng. Chỉ khi giá đóng cửa cao hơn cây thứ nhất mới xác nhận rằng, lực cầu đủ mạnh và có thể đảo ngược xu hướng thị trường từ giảm sang tăng.
Bước 4: Đặt Stoploss và Take profit
Chúng ta sẽ đặt stoploss dưới đáy của cây nến thứ 2. Tại sao vậy? Vì khi giá breakout qua đáy cây thứ 2 tức là lực cầu bị triệt tiêu hết. Không còn lý do gì để giữ lệnh BUY nữa.
Còn về mục tiêu Take profit, chúng ta sẽ lấy mức 50% của con sóng trước làm mục tiêu chốt lời.
Các quy tắc của chiến thuật 3 cây nén trong giao dịch mua và bán.
Quy tắc BUY
- Thị trường có xu hướng giảm giá (downtrend) ít nhất là trong 3 ngày – 3 cây nến.
- Cây nến cuối cùng (cây thứ 3) phải có giá đóng cửa cao hơn giá đóng cửa cây thứ 1 (nếu là cây giảm) hoặc cao hơn giá mở cửa của cây thứ 1 (nếu là cây tăng).
- Đặt lệnh buy tại cây nến tiếp theo hoặc đặt lệnh Buy limit tại giá mở cửa của cây nến thứ nhất (nếu cây thứ nhất là cây tăng) hoặc tại giá đóng cửa (nếu cây thứ nhất là giảm).
- Stoploss = 50 pips
- Takeprot = 100 – 200 pips
Quy tắc SELL
- Thị trường có xu hướng tăng giá (uptrend) ít nhất là trong 3 ngày – 3 cây nến.
- Cây nến cuối cùng (cây thứ 3) phải có đỉnh cao hơn đỉnh của hai cây nến trước.
- Cây nến cuối cùng (cây thứ 3) phải có giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa của cây thứ 1 (nếu là cây tăng) hoặc thấp hợn giá mở cửa của cây thứ 1 (nếu là cây giảm).
- Đặt lệnh sell tại cây nến tiếp theo hoặc đặt lệnh Sell limit tại giá mở mở cửa của cây nến thứ nhất (nếu là cây thứ nhất giảm) hoặc tại giá đóng cửa (nếu cây thứ nhất là tăng).
- Stploss = 50 pips
- Takeprot = 100 – 200 pips.
Trên đây là cách sử dụng mô hình 3 nến mà các nhà giao dịch có thể áp dụng trong giao dịch đảo chiều. Trong thực tế, tần suất xuất hiện thị trường có xu hướng nhiều hơn số lần thị trường đảo chiều. Nói đơn giản hơn là trong một con sóng sẽ luôn có 1 đỉnh và 1 đáy. Nhưng nếu trader là người giao dịch theo xu hướng, trong cả 1 con sóng, sẽ có rất nhiều điểm để trader có thể vào lệnh và tham gia vào thị trường kiếm lời từ đó. Nhưng nếu theo chiến lược giao dịch đảo chiều, các trader sẽ cần phải tận dụng các điểm đảo chiều và tính toán một cách kỹ lưỡng để có được kết quả tốt nhất.
Tìm hiểu thêm:
- Là trader, bạn nhất định phải biết 5 mô hình nến này khi giao dịch Forex
- Các mô hình nến đảo chiều trong Forex
- Những điều cần biết về mô hình nến đảo chiều giảm giá