Chủ đầu tư bất động sản là người như thế nào? Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư ra làm sao? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người đặt ra gần đây trước sự chiếm lĩnh thị trường đầu tư của bất động sản.Chủ đầu tư bất động sản là người như thế nào? Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư ra làm sao? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người đặt ra gần đây trước sự chiếm lĩnh thị trường đầu tư của bất động sản.
Chủ đầu tư là gì?
Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức đầu tư sở hữu vốn. Hoặc có thể là người được giao vốn để triển khai xây dựng các dự án trong lĩnh vực thiết kế xây dựng và bất động sản.
Với tư cách là người quản lý nguồn vốn và có quyền lựa chọn đơn vị thầu. Chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư trong các dự án xây dựng ở nhiều cấp độ khác nhau.
Quy định về chủ đầu tư bất động sản
Thứ nhất: Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc nước ngoài. Chủ đầu tư là tổ chức, cơ quan được người quyết định đầu tư giao cho sử dụng, quản lý vốn để tiến hành thi công xây dựng.
Thứ hai: Trường hợp dự án sử dụng vốn vay để hình thành. Chủ đầu tư sẽ là cá nhân, tổ chức, cơ quan vay vốn để đầu tư xây dựng.
Thứ ba: Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng đối tác công tư. Chủ đầu tư sẽ là doanh nghiệp dự án và do nhà đầu tư thỏa thuận lập thành theo quy định của pháp luật.
Thứ tư: Dự án không thuộc các đối tượng được quy định trên. Chủ đầu tư sẽ chính là cá nhân, tổ chức sở hữu vốn.
Xem thêm:
- Những lợi ích khi bạn tham gia đầu tư vào bất động sản
- Những lý do khiến bạn nên đầu tư vào bất động sản
- Những cách thức đầu tư bất động sản có thể sinh lời cao
Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư là gì?
Trên thực tế, vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư còn phụ thuộc vào loại hình dự án mà họ đảm nhận. Mặc dù, chủ đầu tư chịu sự chi phối trực tiếp từ người quyết định đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý dự án chủ đầu tư vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
Vai trò của chủ đầu tư là gì?
- Chủ đầu tư phải là người có đủ khả năng để tổ chức tư vấn và quản lý mọi mặt của dự án thay cho người quyết định đầu tư. Do vậy, nếu chủ đầu tư không có đủ năng lực thì sẽ bị sa thải ngay lập tức.
- Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng là người trực tiếp thực hiện việc giám sát công trình. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra công tác thiết kế, tiêu chuẩn thi công.
Trách nhiệm của chủ đầu tư:
Đối với mỗi dự án bất động sản, chủ đầu tư có trách nhiệm rất lớn. Bởi họ chính là đơn vị, cá nhân có quyền quyết định mọi hoạt động của dự án. Trong đó, trách nhiệm mà chủ đầu tư phải chịu bao gồm:
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, tiến độ dự án và mọi vấn đề xoay quanh vốn đầu tư theo đúng quy định.
+ Thực hiện việc quản lý khai thác, kinh doanh, đầu tư xây dựng dự án bất động sản theo đúng quy định của pháp luật.
+ Có quyền quyết định thuê tất cả các bên tham gia thực hiện, nhằm đảm bảo quá trình phát triển dự án.
+ Thường xuyên theo dõi tiến độ thi công và kiểm tra, nghiệm thu dự án. Đồng thời, có quyền yêu cầu dừng thi công và khắc phục hậu quả khi có vi phạm về chất lượng công trình, an toàn lao động hoặc vệ sinh môi trường.
+ Đảm bảo đủ nguồn tài chính để thực hiện dự án theo đúng tiến độ.
+ Do bất động sản có bản chất liên quan đến quyền sở hữu tài sản có giá trị lớn. Chủ đầu tư cần đảm bảo các vấn đề liên quan đến pháp lý và các điều luật trong đầu tư bất động sản, tuân thủ đúng yêu cầu, quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn chính sau
– Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết quả đấu thầu đối với các gói thầu không sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước.
– Ký kết hợp đồng với các nhà thầu bất động sản.
– Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu.
– Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng…
Tìm hiểu thêm:
- Những thuật ngữ cơ bản trong ngành bất động sản
- Kiểu nhà đầu tư bất động sản phổ biến hiện nay
- Đầu tư lướt sóng là gì? Bí quyết thành công trong đầu tư lướt sóng