Tình hình bất động sản Việt Nam trong mùa Covid-19
Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải giảm thiểu giá thành và tăng chất lượng sản phẩm. Để có thể “sống sót” qua mùa dịch, doanh nghiệp nên tìm kiếm và phát triển những dự án bất động sản thuộc phân khúc giá thấp và nhà ở xã hội. Đây là một trong những thế mạnh lớn nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện nay, dù tỷ lệ lợi nhuận thấp nhưng sẽ giúp bạn để có thể vượt qua được tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Ngoài ra, đối với các sàn giao dịch bất động sản thì theo ông Nguyễn Văn Đính cho rằng cần phải chú trọng nhiều hơn việc nâng cấp hệ thống công nghệ để cải tiến bộ máy, hệ thống quản trị để tăng hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, tại các sàn giao dịch bất động sản nên tổ chức các khóa đào tạo nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, duy trì các hoạt động marketing,… để có thể tìm kiếm và giữ vững được đối tượng khách hàng tiềm năng trên thị trường. Ngoài ra, cần phải có những giải pháp hỗ trợ, chăm lo đời sống của nhân viên trong mùa dịch đang khó khăn để tạo động lực giúp họ cố gắng và phấn đấu.
Xem thêm
- Những áp lực đang đè lên thị trường bất động sản sau đại dịch Covid 19
- Phương pháp định giá dự án bất động sản
- Xu hướng Marketing bất động sản đang thịnh hành hiện nay
Hướng tháo gỡ các nút thắt cho thị trường bất động sản Việt Nam
– Đưa những doanh nghiệp bất động sản vào trong nhóm đối tượng được hưởng những chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ đã phê duyệt. Đây được xem là nhóm chịu nhiều ảnh hưởng và tác động nặng nề nhất trong mùa Covid 19.
– Thực chất và trực tiếp hơn các khoản hỗ trợ đối với thị trường bất động sản như: Hoàn tiền thuê mặt bằng, thuê đất cho các doanh nghiệp, sàn giao dịch bất động sản, tiếp cận được nguồn vay từ ngân hàng để trả lương cho nhân viên và duy trì hoạt động, hoàn tiền phải nộp bảo hiểm xã hội cho đến khi hết dịch bệnh và sau khi hết dịch bệnh 12 tháng.
– Cần phải xem xét lại những quy định liên quan đến việc cho người nước ngoài thuê và mua nhà tại Việt Nam. Thay vào đó hướng họ đến những dự án thuộc phân khúc cao cấp để nâng cao tính thanh khoản và giảm lượng tồn trên thị trường.
– Phối hợp cùng các cấp lãnh đạo để cùng tháo gỡ những nút thắt liên quan đến quy định của pháp luật để giải quyết các thủ tục cho các dự án bất động sản, nhằm mục đích tăng nguồn cung cho thị trường và phát triển kinh tế.
– Chính phủ nhanh chóng phê duyệt những chính sách liên quan đến vấn đề vay vốn, lãi suất ngân hàng để có thể đẩy mạnh sự phát triển ngành BĐS và nhà ở xã hội. Đảm bảo sau khi kết thúc dịch bệnh thì nếu đầy mạnh xây dựng nhà ở xã hội sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam được phục hồi nhanh chóng.
– Đối với những cấp lãnh đạo quản lý nhà nước tại địa phương cần tăng cường kiểm soát để hạn chế thấp nhất dự án ma xuất hiện để đảm bảo không có những trường hơp mất mát nào xảy ra như ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Thạch Thất xảy ra trong thời gian vừa qua.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, để có thể tháo gỡ được những nút thắt, khó khăn trong thị trường bất động sản Việt Nam đòi hỏi mỗi cá nhân môi giới, sàn giao dịch, doanh nghiệp BĐS và các cấp liên quan nên đẩy mạnh công tác quản lý. Cùng với đó, nên áp dụng những cách trên để có thể vượt qua dịch bệnh và đẩy mạnh nền kinh tế tại Việt Nam ổn định trở lại.
Tìm hiểu thêm:
- Những sai lầm thường mắc phải của khách hàng khi mua bất động sản
- Lưu ý điều gì khi sử dụng dịch vụ môi giới bất động sản
- Các loại hình bất động sản. Ưu và nhược điểm từng loại hình