Có thể bạn chưa biết, thậm chí là chưa hình dung được những công dụng mà đòn bẩy tài chính mang lại. Chính vì lẽ đó, mà bạn ngại đầu tư trong lĩnh vực này. Trong bài viết này sẽ chỉ cho bạn những công dụng tuyệt vời mà đòn bẩy tài chính mang lại.
Khái niệm đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy hay leverage là hình thức dành cho bất cứ các nhà đầu tư hoặc cá nhân cần tăng số vốn hiện có của mình bằng việc vay mượn.
Xem thêm:
- “Cám dỗ” từ đòn bẩy tài chính và cách sử dụng hiệu quả
- Hướng dẫn cách tính lợi nhuận Forex chính xác nhất
Cách tính đòn bẩy tài chính
Theo quy ước ta có công thức đòn bẩy tài chính sau đây:
Đòn bẩy = 1 Đảm bảo hoặc Đòn bẩy = 100 : Tỷ lệ đòn bẩy
Tỷ lệ đòn bẩy = Đảm bảo x 100%
Ví dụ: Nếu đảm bảo bằng 0.02, như vậy là tỷ lệ đòn bẩy là 2%, và đòn bẩy là = 1/0.02 = 100/2 = 50 (=1/2%)
Phân tích đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp
Khi bạn bắt đầu muốn kinh doanh ở một lĩnh vực nào đó, thì điều đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là vốn kinh doanh. Bạn có một ý tưởng hoàn hảo, một sản phẩm tiềm năng sẽ mang lại mức lợi nhuận “khủng”, nhưng nguồn vốn ban đầu của bạn kìm hãm sự phát triển của sản phẩm đó.
Bạn có thể vay mượn bạn bè, người thân thậm chí là ngân hàng, nhưng liệu rằng trong thời gian vay mượn đó thì sản phẩm mà bạn nghĩ nó tiềm năng, ý tưởng hoàn hảo đó sẽ không bị ai đó thực hiện và họ đã thu lại mức lợi như ban đầu bạn nghĩ. Vì lẽ đó, những nhà đầu tư đã chọn sử dụng đòn bẩy.
Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng đòn bẩy bằng cách vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu để bù vào phần vốn còn thiếu hụt cho quá trình sản xuất. Việc sử dụng đòn bẩy này còn làm tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên cổ phần thường (EPS), đây cũng là 2 chỉ số tài chính quan trọng của một doanh nghiệp.
ROE = Lợi nhuận sau khi trừ thuế / Vốn chủ sở hữu. Chỉ số này cho biết một đồng vốn sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì càng chứng tỏ khả năng sử dụng vốn càng tốt của doanh nghiệp
EPS = Lợi nhuận sau thuế/Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành. Chỉ số này cho biết thu nhập trên một cổ phiếu thường mà nhà đầu tư nhận được hàng năm khi nắm giữa cổ phiếu đó. EPS càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả và cổ phiếu của công ty sẽ càng hấp dẫn các nhà đầu tư.
Trong Forex, đòn bẩy tài chính thường được gọi đơn giản là đòn bẩy, công cụ này giúp Trader mở lệnh có giá trị lớn hơn rất nhiều lần so với số vốn hiện có trong tài khoản.
Các nhà đầu tư đầu tư vào thị trường forex thông qua Hợp đồng chênh lệch CFDs, nghĩa là đầu tư vào tài sản dựa trên sự biến đổi trong giá cả của tài sản đó mà không cần phải nắm giữ chúng.
Sự biến động về giá của các tài sản trên thị trường này mỗi ngày là rất thấp, được tính bằng số pip và giá trị của pip là rất nhỏ. Nếu không giao dịch với khối lượng lớn thì lợi nhuận mang về rất ít mà giao dịch với khối lượng lớn thì phải có nhiều tiền, nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng có tiền và đó chính là lý do của việc sử dụng đòn bẩy trong đầu tư forex.
Ngoài ra, sử dụng đòn bẩy còn được ví như “con dao hai lưỡi” vì nó có thể giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận nhưng cũng có thể khiến cho doanh nghiệp rơi vào cảnh nợ nần. Khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, lợi nhuận sau thuế âm, không thể trả nợ ngân hàng. Dẫn đến việc giá cổ phiếu của công ty tụt, không thể huy động vốn nhờ vào phát hành cổ phiếu, đồng thời không thể vay thêm từ ngân hàng khiến cho doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản.
Vì vậy, doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và để tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên vốn cổ phần, nhưng đòn bẩy cũng có tính hai mặt như trên đã phân tích. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư.
Xem thêm bài viết:
- Top sàn giao dịch forex, cổ phiếu, vàng, dầu, crypto…tốt nhất thế giới
- 5 sàn Forex có phí spread thấp nhất thế giới bạn cần biết
- 3 Sàn ECN tốt nhất để giao dịch Forex, chứng khoán