Condotel, Officetel là 2 loại hình bất động sản được giới đầu tư đánh giá cao ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh những điểm tương đồng, giữa 2 cái tên này sở hữu nhiều nét riêng biệt, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho mình. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đã quá quen thuộc với nhiều loại hình truyền thống, sự xuất hiện của 2 “tân binh” này như mang tới làn gió mới, mở ra cơ hội đầu tư mới lạ và hấp dẫn cho nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, có mức tài chính tầm trung.
Định nghĩa Officetel, Condotel:
Officetel là căn hộ văn phòng (Office) kết hợp với dịch vụ khách sạn lưu trú (Hotel), loại hình này rất phổ biến ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore. Căn hộ Officetel thường được xây dựng ở các thành phố lớn, nơi tập trung các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vừa có thể làm văn phòng, vừa có thể lưu trú qua đêm.
Condotel là căn hộ khách sạn, chủ yếu xây dựng ở các thành phố ven biển, được thiết kế khép kín, đầy đủ tiện nghi như một căn hộ cao cấp và hoạt động theo hình thức Timeshare chia sẻ lợi nhuận ưu đãi.
Điểm giống nhau giữa Condotel, Officetel:
Thứ nhất, điểm dễ nhận thấy của 2 loại hình BĐS này chính là sự đa công năng nhờ vào việc “lai” giữa hình thức này với một hình thức khác. Việc kết hợp “hai trong một” ở không gian khép kín tạo ra lợi thế khi mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm phong phú, thoải mái và tiện lợi.
Thứ hai, cả condotel, officetel đều được trang bị chất lượng dịch vụ cao cấp, tương đương với khách sạn 5 sao. Vì vậy, các công việc liên quan đến bảo dưỡng, bảo trì,.. đều do đơn vị quản lý chịu trách nhiệm.
Thứ ba, những ‘tân binh” này đều hứa hẹn về lợi nhuận đầu tư ở những con số đáng mơ ước nhờ vào việc bắt kịp với xu hướng hiện đại của đa số khách hàng.
Sự khác biệt giữa Condotel, Officetel:
Căn hộ Officetel:
Vị trí: Thường được xây dựng ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều văn phòng, doanh nghiệp.
Mục đích: Căn hộ Officetel có thể àm văn phòng; Để ở; Cho thuê văn phòng hoặc kinh doanh Homestay
Pháp lý – Hình thức sở hữu: Được phép đăng ký kinh doanh; Được lưu trú nhưng không phát sinh đơn vị ở
Thiết kế: Thiết kế khép kín có phòng ngủ, phòng khách riêng biệt, tiêu chuẩn vận hành như một văn phòng hạng A + khách sạn 5*, diện tích từ 30-70m2
Khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời cao do đa dạng mục đích sử dụng, tỷ suất lợi nhuận trung bình 12-15%/năm
Giá bán: Tương đương giá bán căn hộ cao cấp cùng khu vực và phụ thuộc vào uy tín CĐT, chất lượng công trình
Ưu điểm:
– Vừa có thể làm văn phòng, vừa để ở, vừa cho thuê Office hoặc kinh doanh Homestay, chủ căn hộ có thể linh hoạt trong mục đích sử dụng hoặc kinh doanh.
– Làm văn phòng rất tiện lợi, phù hợp với cộng đồng Startup, nhóm chuyên gia nghiên cứu, không bị giới hạn về thời gian làm việc, có thể nấu ăn và nghỉ ngơi tại căn hộ, giá dịch vụ điện nước tính theo giá các căn hộ chung cư bình thường.
– Đặc biệt có thể đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
– Giá trị thật
Nhược điểm:
– Là loại hình BĐS mới xuất hiện ít trên thị trường Việt Nam
– Không phát sinh đơn vị ở
Xem thêm:
- Tìm hiểu ưu và nhược điểm của 2 loại hình căn hộ Condotel và Officetel
- Những lợi ích khi đầu tư loại hình bất động sản Officetel
- Căn hộ Officetel phù hợp với những đối tượng khách hàng nào?
Căn hộ Condotel:
Vị trí: Ở các khu phát triển về du lịch, các thành phố ven biển như Nha Trang, Phú Quốc, Quy Nhơn… nơi xuất hiện nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng.
Mục đích: Condotel phù hợp cho khách du lịch nghỉ qua đêm
Pháp lý – Hình thức sở hữu: Không được đăng ký kinh doanh; Không phát sinh đơn vị ở
Thiết kế: Thiết kế khép kín theo tiêu chuẩn khách sạn 5*, diện tích dao động từ 30-50m2
Khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời cao nhưng phụ thuộc lớn vào đơn vị vận hành, tỷ suất lợi nhuận lý tưởng đạt từ 8-10%/năm
Giá bán: Giá bán cao hơn hẳn so với giá trị thật của sản phẩm
Ưu điểm:
– Chủ đầu tư cam kết chia sẻ lợi nhuận 8-10%/năm, khách hàng không phải quan tâm đến việc quản lý vận hành, thời gian nhận lợi nhuận từ 5-10 năm.
Nhược điểm:
– Giá trị ảo so với thực tế: Chủ đầu tư lấy tiền ở đâu để trả lãi cho nhà đầu tư với mức lợi nhuận lý tưởng và đều đặn hàng năm? Thực tế CĐT lấy tiền của chính nhà đầu tư để trả lãi, áp dụng hình thức “mỡ nó rán nó”.
– Dễ xảy ra tranh chấp giữa khách hàng với chủ đầu tư do trả lãi không đúng như cam kết do CĐT dùng tiền đầu tư dự án khác (hiện tượng phổ biến trong thời gian vừa qua).
– Khó quản lý sau khi kết thúc thời gian cam kết lợi nhuận: Rất khó khi nhà đầu tư ở Hà Nội và quản lý căn hộ Condotel ở Nha Trang, Phú Quốc…
– Chỉ để kinh doanh, không được ở, không được sử dụng trong thời gian CĐT khai thác cho thuê.
Tìm hiểu thêm:
- Đầu tư căn hộ condotel có được cấp sổ đỏ không
- Lợi ích và rủi ro khi lựa chọn đầu tư condotel
- Lựa chọn những tiêu chí nào khi đầu tư Condotel