Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Môi giới bất động sản là gì? Đặc điểm của ngành môi giới bất động sản

 

Thị trường bất động sản Việt Nam luôn sôi nổi và đầy biến động. Một trong những nhân tố chính đóng góp vào sự phát triển của thị trường chính là môi giới bất động sản. Hãy cùng Cr- Invest tìm hiểu môi giới bất động sản là ai, đặc điểm của ngành này là gì?

 

Tìm hiểu về môi giới bất động sản

1. Môi giới là gì?

Môi giới là trung gian giữa người bán và người mua, được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa và dịch vụ. Hoạt động môi giới bao gồm việc tìm kiếm khách hàng, tổ chức cho các bên tiếp xúc, đàm phán và ký kết hợp đồng. Trong thương mại, người môi giới không được đứng tên của chính mình mà đứng tên người ủy thác, không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Người môi giới không tham gia vào việc ký kết và thực hiện hợp đồng, trừ khi được ủy quyền.

2. Môi giới bất động sản là gì?

Môi giới bất động sản là người có chứng chỉ hành nghề hoặc kiến thức trong mua bán bất động sản, hỗ trợ người bán, người mua về các thủ tục mua bán bất động sản và thuộc những công ty địa ốc có quy chế rõ ràng. Môi giới bất động sản còn tư vấn, tiếp thị tới những khách hàng có nhu cầu mua bán bất động sản. Khác với môi giới bất động sản dùng kiến thức và tầm nhìn để đánh giá về thị trường, đưa ra những tư vấn hữu ích cho khách hàng, “cò đất” chỉ là người đứng ra làm trung gian giới thiệu, dùng các mánh khóe để làm ăn và hoạt động trôi nổi theo “quy luật ngầm” của ngành đầu tư bất động sản.

3. Môi giới bđs khác gì cò đất?

Sau khi đã hiểu môi giới bất động sản là gì và những quy định bạn cần có, bạn cần phân biệt được nó khác cò đất ở điểm nào?

Giống nhau: Đều là cá nhân hoặc đơn vị trung gian kết nối người mua và người bán, giúp giao dịch diễn ra thành công.

Khác nhau:

Môi giới bất động sản

Cò đất

Chứng chỉ hành nghề Bắt buộc theo quy định Không cần
Kiến thức chuyên môn, kỹ năng Được đào tạo cơ bản về thủ tục pháp lý, cách tư vấn, và các thông tin liên quan tới bds Chủ yếu là từ kinh nghiệm cá nhân, kiếm thức thu nhặt được không đầy đủ
Trách nhiệm Các môi giới bds thường xác định làm nghề lâu dài, được đào tạo chuyên nghiệp, có chứng chỉ hành nghề nền trách nhiệm và cam kết chắc chắn cao hơn cò đất nhiều. Tự phát, không ổn định, không lâu dài nên thường trách nhiệm sau bán hàng không cao
Các dịch vụ đi kèm Ngoài công việc kết nối 2 bên, môi giới bds cần tư vấn khác cho khách hàng như tư vấn vay ngân hàng, pháp lý dự án, định giá bds, tư vấn đầu tư, quản lý bds chuyên nghiệp,… Các dịch vụ theo kinh nghiệm bản thân và không hoàn chỉnh

 

Xem thêm:

 

4.  Nhân viên môi giới bất động sản làm gì?

Các công việc của một nhân viên môi giới bất động sản thông thường bao gồm:

  • Tìm kiếm khách hàng phù hợp với bất động sản từ các kênh bán hàng như sale phone, mối quan hệ cá nhân, phát tờ rơi, quảng cáo facebook, google ads, seo website,…
  • Cung cấp, tư vấn các thông tin về bất động sản bao gồm pháp lý, vị trí, giá bán, chủ đầu tư, phương thức thanh toán, ….
  • Hỗ trợ các thủ tục liên quan đến mua bán bất động sản

 

Công việc của nghề môi giới bất động sản

5. Các loại hình môi giới bđs

  • Công ty môi giới
  • Môi giới cá nhân làm trong các công ty dịch vụ môi giới
  • Môi giới tự do

6. Các dịch vụ môi giới bất động sản

  • Dịch vụ đại lý bất động sản
  • Đánh giá, định giá bds
  • Môi giới bds
  • Quản lý bds
  • Cho thuê bds

Ví dụ Toàn đang xây dựng trang web thương hiệu cá nhân để làm dịch vụ tư vấn, đánh giá, định giá bất động sản, phân phối các dự án bên Toàn đang làm đại lý F1. Ngoài ra, Toàn cũng nhận dịch vụ môi giới, nhận ký gửi chuyển nhượng, cho thuê, quản lý bất động sản.

7. Ai phù hợp với nghề môi giới bất động sản?

Ai cũng có thể làm được nghề môi giới bất động sản miễn là đáp ứng được các tiêu chí sau:

Điều kiện cần:

– Kiên trì, nhẫn nại: Không nhiều khách hàng chủ động đến tìm gặp bạn mà bạn phải đi tìm khách hàng. Nếu bạn chịu được cảnh ngày nào cũng phải cố gắng gọi điện cho rất nhiều người lạ để tiếp chuyện với họ, hoặc xin được một lịch hẹn, thì bạn có thể làm được.

– Không tự ái: Nếu bạn hay tự ái vì gặp chuyện không vui, hoặc vì bị người khác từ chối, thậm chí là mắng mỏ thì bạn không thể làm được nghề này.

– Hiểu và yêu nghề: Chỉ khi bạn hiểu được tầm quan trọng của nghề mình bạn mới có tình yêu và niềm tin để theo đuổi nó. Bởi vì bước đầu vào nghề rất khó khăn, đặc biệt khi chưa có được giao dịch nào thì bạn sẽ cảm thấy nản chí và muốn bỏ cuộc. Hãy cố gắng đến cùng vì xung quanh bạn vẫn có những người môi giới thành công mà. Một khi thị trường vẫn nhộn nhịp thì bạn vần còn rất nhiều cơ hội.

Điều kiện đủ:

– Kiến thức và kỹ năng: Nếu bạn nghĩ rằng nghề môi giới bất động sản chỉ cần có vẻ ngoài nổi bật cùng tài ăn nói thì có thể khiến khách hàng gật đầu cái rụp, ký ngay vào hợp đồng và nhận được hoa hồng cao chót vót thì bạn nhầm rồi.

Để làm được nghề môi giới bất động sản bạn phải có các kiến thức về nhà đất, luật trong kinh doanh bất động sản, cập nhật các thông tin về thị trường bất động sản. Bên cạnh đó là một chút hiểu biết về phong thủy, kiến trúc, trang trí nội thất. (Đừng lo lắng, những kiến thức này ai cũng phải học mới có được chứ không tự nhiên mà biết được, bạn hoàn toàn có thể học được).

– Kỹ năng mềm: Tính chất công việc của bạn là làm việc trực tiếp với khách hàng, do vậy bạn cần phải có những kỹ năng mềm. Cũng giống như kiến thức về nghề, bạn hoàn toàn có thể học.

– Chứng chỉ hành nghề: Theo thông tư 11/2015/TT-BXD của Bộ xây dựng thì từ năm 2016, nhân viên môi giới bất động sản phải có các chứng chỉ hành nghề.

Trước đây, do việc hình thành một cách tự phát, tuyển dụng đơn giản khiến cho việc gia nhập nghề đơn giản, dẫn tới sự thiếu chuyên nghiệp và hiểu biết về nghề. Dẫn tới chuyện nghề môi giới bất động sản được coi trọng ở trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì không. Do đó, việc học và thi chứng chỉ sẽ giúp nhân viên môi giới được đào tạo bài bản hơn, có một hình ảnh chuyên nghiệp hơn, không còn bị xã hội nghĩ nghề này là tên gọi sang chảnh của “cò đất” nữa.

Nếu bạn chưa đáp ứng được những tiêu chí trên nhưng vẫn muốn thách thức bản thân mình trong nghề môi giới bất động sản, thì xin chúc mừng bạn. Bạn đã chọn đúng con đường để rèn giũa bản thân và tăng cơ hội kiếm được mức thu nhập đáng mơ ước.

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO