Warning: session_start() expects parameter 1 to be array, string given in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Ý nghĩa và một số lưu ý khi giao dịch mô hình Cái Nêm Ý nghĩa và một số lưu ý khi giao dịch mô hình Cái Nêm - Học viện đầu tư
Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Ý nghĩa và một số lưu ý khi giao dịch mô hình Cái Nêm

 

Mô hình biểu đồ cái Nêm trong Forex (Wedge) báo hiệu một sự tạm dừng trong xu hướng hiện tại. Khi bạn gặp sự hình thành của mô hình này thì đồng nghĩa với việc nó đang báo hiệu rằng các nhà giao dịch Forex vẫn đang quyết định nơi sẽ lấy cặp tiếp theo. Biểu đồ cái Nêm (Wedge) hoạt động như một mô hình tiếp tục hoặc đảo ngược.

 

Ý nghĩa Mô hình giá Cái Nêm – Wedges

Mô hình này xác nhận xu hướng dịch chuyển được duy trì sau khi hoàn thành:

  • Tín hiệu bán tăng, nếu mô hình được hình thành 1 xu hướng giảm và giá giảm dưới đường hỗ trợ (cộng với độ lệch nhất định có thể);
  • Tín hiệu mua tăng, nếu mô hình được hình thành 1 xu hướng tăng và giá tăng trên đường kháng cự (cộng với độ lệch nhất định có thể).

Sau khi hình thành mô hình wedge, giá sẽ tiếp tục dịch chuyển trong cùng một hướng, trước khi mô hình có ít nhất cùng một khoảng giá, giống như giá thay đổi từ đầu của xu hướng đến sự hình thành của wedge. Các mức mục tiêu được tính như sau:

Đặc điểm nhận dạng Mô hình giá Cái Nêm – Wedges

Biểu đồ minh họa mô hình nêm tăng trong xu hướng giảm

 ​

Ví dụ biểu đồ mô hình cái nêm tăng

 

Biểu đồ trên của Crude Oil ETN (OIL) cho thấy một xu hướng giảm mạnh theo sau là một khoảng tích lũy giá theo mô hình nêm tăng. Đường kháng cự dốc lên được tạo bởi 4 đỉnh và đường hỗ trợ dốc lên được tạo bởi 5 đáy, hoàn toàn “đủ chất lượng” khi có đến 5 lần chạm tạo thành đường xu hướng.

Mô hình cái nêm cũng đã được hình thành từ ba tuần trước, giúp phân biệt nó với mô hình cờ hiệu. Sự phá vỡ xuất hiện vào khoảng ¾ quãng đường vào mô hình, điều này thì hơi khác với bình thường.

Như thường lệ, giá phá vỡ ra khỏi mô hình theo hướng xuống dưới như một sự tiếp diễn cho xu hướng giảm trước đó. Theo Bulkowski (2005), mô hình cái nêm tăng phá vỡ xuống dưới khoảng 69% tổng thời gian.

Biểu đồ minh họa mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng ​

Biểu đồ trên của Finacial SPDR ETF (XLF) minh họa mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng. Thông thường, đối với dạng này (sự phá vỡ xảy ra khoảng 68% tổng thời gian), giá phá vỡ lên trên (theo Bulkowski,2005).

 

Xem thêm:

 

Cách giao dịch Mô hình giá Cái Nêm – Wedges

Hướng phá vỡ của mô hình giá cái Nêm tăng

Sau 1 giai đoạn dài giá đi xuống, mô hình Nêm tăng có thể được thấy như giai đoạn tích lũy ngược xu hướng chính. Mô hình dự đoán rằng giá sẽ phá vỡ dưới đường hỗ trợ dốc lên bên dưới và giá sẽ tiếp tục đi xuống.

 

Giao dịch với cái nêm tăng

Hướng phá vỡ của mô hình giá cái Nêm giảm ​

Sau một giai đoạn dài xu hướng đi lên, đồ thì nêm giảm có thể được thấy như một khoảng tích lũy giá theo xu hướng ngược. Lại 1 lần nữa, mô hình giả định rằng giá sẽ phá vỡ lên trên đường kháng cự dốc xuống và giá tiếp tục tăng cao hơn.

Tín hiệu bán – sự phá vỡ xuống dưới của mô hình Nêm tăng

Khi giá phá vỡ và đóng cửa phía trên đường kháng cự, tín hiệu mua được đưa ra; ngoài ra, khi giá phá vỡ và đóng cửa phía dưới đường hỗ trợ, tin hiệu bán cũng được đưa ra.

Tín hiệu mua – sự phá vỡ lên trên của mô hình Nêm giảm

Kirkpatrick & Dahlquist (2010) khuyên người giao dịch nên tìm một sự phá vỡ theo hướng đi xuống của mô hình cái nêm tăng và sự phá vỡ theo hướng đi lên của mô hình nêm giảm.

Mục tiêu giá Mô hình giá Cái Nêm – Wedges

  • Mô hình nêm tăng – giá phá vỡ xuống:

Giá phá vỡ -(( Đỉnh cao nhất trong mô hình – đỉnh thấp nhất trong mô hình)*46%)

  • Mô hình nêm giảm – giá phá vỡ lên:

Giá phá vỡ +(( Đỉnh cao nhất trong mô hình – đỉnh thấp nhất trong mô hình) x 70%)

Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình Cái Nêm

Khi xuất hiện mô hình Cái Nêm, giá có xu hướng phá vỡ theo hướng ngược với Cái Nêm

Cụ thể hơn, khi xuất hiện mô hình Nêm Tăng, giá thường sẽ có xu hướng phá vỡ Nêm Tăng theo chiều giảm bất kể xu hướng giá trước khi xuất hiện Nêm Tăng là gì.

Ngược lại, khi xuất hiện mô hình Nêm Giảm, giá thường sẽ có xu hướng phá vỡ Nêm Giảm theo chiều tăng bất kể xu hướng giá trước khi xuất hiện Nêm Giảm là gì.

Mục tiêu của giá đạt được thực tế thường sẽ lớn hơn nhiều mục tiêu trên lý thuyết

Trong quá trình thực hành giao dịch theo mô hình Cái Nêm, bạn có thể điều chỉnh mục tiêu chốt lời để đạt được lợi nhuận cao hơn.

Sự giống nhau giữa mô hình giá cái nêm và mô hình giá tam giác

  • Cả hai loại mô hình trên đều có hình dạng của một tam giác.
  • Cả hai đường hỗ trợ và kháng cự đều hội tụ với nhau về phái phải của biểu đồ giá.

Sự khác nhau giữa mô hình giá cái nêm và mô hình giá tam giác

  • Trong mô hình giá cái nêm, hai đường hỗ trợ và kháng cự đều hoặc cùng dốc lên, hoặc cùng dốc xuống.

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2573

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2125