Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Mô hình nến Window – Cửa sổ nghĩa là gì

 

Trên thị trường tài chính, giá thường di chuyển theo từng bước, liên tục, nối tiếp nhau. Tuy nhiên, ở một số thời điểm thị trường có những bước nhảy vọt vì nhiều lý do khác nhau, tạo ra các khoảng trống giá trên biểu đồ. Người phương Tây gọi đây là Gap, người Nhật gọi đây là Window (Cửa sổ). Window, gap hay khoảng trống giá là khái niệm cơ bản và rất quan trọng mà mọi nhà giao dịch kỹ thuật đều cần phải nắm được đặc điểm, hiểu được ý nghĩa và biết được cách sử dụng.

 

Mô hình Window là gì?

Window (cửa sổ) đơn giản là một thuật ngữ Tiếng Nhật chỉ khoảng trống giá (gap). Có hai loại Window là Window Tăng (Gap tăng) và Window Giảm (Gap giảm).

Đây là mẫu hình tiếp diễn có cấu tạo cực kỳ đơn giản, được tạo thành từ hai cây nến và ở giữa chúng có một khoảng trống.

 

 

Khái niệm và đặc điểm mô hình nến Window

Đặc điểm của Window:

Đối với mô hình Window Tăng, chúng ta có các đặc điểm sau:

  • Xuất hiện trong xu hướng tăng
  • Đáy của nến thứ hai phải cao hơn nến đỉnh nến thứ nhất tức là giữa 2 cây nến phải có một khoảng trống (gap)
  • Thông thường 2 nến sẽ đều có màu xanh (nến tăng), tuy vậy màu sắc của nến là không quan trọng trong mô hình này.

 

Window Tăng đóng vai trò là một vùng hỗ trợ trong xu hướng tăng. Vùng hỗ trợ ở đây được tạo ra từ giữa đỉnh nến thứ nhất và đáy nến thứ hai. Sau khi thị trường tạo ra một khoảng gap (Window), giá thường sẽ giảm xuống để “lấp đầy khoảng trống” trước khi nhận được hỗ trợ và tiếp tục xu hướng tăng.

 

Có thể nhận ra rằng, sau khi mô hình được tạo thành, nếu cây nến tiếp theo là nến giảm nhưng không thể lấp đầy khoảng trống, chúng ta có mô hình Upside Gap Tasuki, cũng là mô hình tiếp diễn tăng.

 

Đối lập lại, mô hình Window Giảm gồm có các đặc điểm sau:

  • Xuất hiện trong xu hướng giảm
  • Đỉnh của nến thứ hai phải thấp hơn nến đáy nến thứ nhất tức là giữa 2 cây nến phải có một khoảng trống (gap)
  • Thông thường 2 nến sẽ đều có màu đỏ (nến giảm), tuy vậy màu sắc của nến là không quan trọng trong mô hình này.

Window Giảm đóng vai trò là một vùng kháng cự trong xu hướng giảm. Vùng kháng cự ở đây được tạo ra từ giữa đáy nến thứ nhất và đỉnh nến thứ hai. Sau khi thị trường tạo ra một khoảng gap (Window), giá thường sẽ tăng lên để “lấp đầy khoảng trống” trước khi gặp phải kháng cự và tiếp tục xu hướng giảm.

 

Sau khi mô hình Window Giảm được tạo thành, nếu cây nến tiếp theo là nến tăng nhưng không thể lấp đầy khoảng trống, chúng ta có mô hình Downside Gap Tasuki, cũng là mô hình tiếp diễn giảm.

Biểu đồ minh họa vùng cửa sổ trong xu hướng tăng

Biểu đồ giá của vàng ETF (GLD) cho tả 4 ví dụ về vùng cửa sổ. Mỗi cửa sổ đều cho thấy giá vàng hồi lại vùng cửa sổ và vùng này đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ mỗi khi giá chạm đến. Vùng cửa sổ đầu tiên xuất hiện sau 15 cây nến có giá đi sideway và test đường line trên của vùng cửa sổ. Vùng cửa sổ thứ 2 có nến tăng giá mạnh và giá tự đẩy khỏi vùng hỗ trợ. Vùng cửa sổ thứ 3 có bóng nến bên dưới test ngưỡng hỗ trợ phía trên vùng cửa sổ. Vùng cửa sổ thứ 4 có đường hỗ trợ bên dưới được giá test, cho tín hiệu mua vào mạnh hơn khiến giá được đẩy đi xa hơn.

 

Biểu đồ minh họa vùng cửa sổ trong xu hướng tăng

Biểu đồ minh họa vùng cửa sổ trong xu hướng giảm

Biểu đồ giá của Bank of America (BAC) cho ta ba ví dụ vùng cửa sổ trong xu hướng giảm. Mỗi vùng cửa sổ đều đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự khi giá bật tăng lên. Vùng cửa sổ đầu tiên bị giá đâm xuyên và tạo nên mẫu hình đỉnh nhíp. Vùng cửa sổ thứ 2 được xác nhận bởi mẫu hình nến nhận chìm giảm (bearish engulfing) có giá test đường line trên của vùng hỗ trợ. Vùng cửa sổ thứ 3 xuất hiện mẫu hình mây đen che phủ (dark cloud cover).

 

Biểu đồ minh họa vùng cửa sổ trong xu hướng giảm

Ý nghĩa của mô hình Window

Khi một khoảng gap tăng xuất hiện, nó cho thấy các lệnh sell đang quá yếu ớt trước các lệnh buy, bên mua đang làm chủ cuộc chơi. Vì lý do này chúng ta kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục đi lên sau khi mô hình Window Tăng được tạo thành.

 

Tương tự, khi một khoảng gap giảm xuất hiện, nó cho thấy các lệnh buy đang quá yếu ớt trước các lệnh sell, bên bán đang làm chủ cuộc chơi. Vì lý do này chúng ta kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục đi xuống sau khi mô hình Window Giảm được tạo thành.

 

Tìm hiểu thêm:

 

Hướng dẫn giao dịch với mô hình Window

Các khoảng trống trên biểu đồ là rất quan trọng khi phân tích kỹ thuật. Nếu các mẫu hình Window xuất hiện, bạn hãy xem chúng như các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự. Trong xu hướng giá lên, gap tăng đóng vai trò hỗ trợ còn trong xu hướng giá giảm, chúng đóng vai trò kháng cự.

 

Một chiến lược giao dịch với Window có thể xem xét đó là chờ giá quay trở lại kiểm tra các khoảng gap và xem xét vào lệnh.

Đối với Window Tăng, chúng ta đợi giá quay trở lại vùng gap, nếu thị trường không thể lấp đầy khoảng gap đó, chúng ta vào lệnh mua (buy). Điểm dừng lỗ nên được đặt ở dưới đáy gần nhất, điểm chốt lời được đặt ở các vùng kháng cự bên trên. Bạn cũng nên cảnh giác nếu giá không bật lên sau khi đã đi vào vùng gap mà còn giảm mạnh xuống, lấp đầy khoảng trống.

 

Giao dịch đối với Window Tăng

Đối với Window Giảm, chúng ta đợi giá quay trở lại vùng gap, nếu thị trường không thể lấp đầy khoảng gap đó, chúng ta vào lệnh bán (sell). Điểm dừng lỗ nên được đặt ở dưới đỉnh gần nhất, điểm chốt lời được đặt ở các vùng hỗ trợ bên dưới. Bạn cũng nên cảnh giác nếu giá không bật xuống sau khi đã đi vào vùng gap mà còn tăng mạnh lên, lấp đầy khoảng trống.

 

Giao dịch đối với Window giảm

Tổng kết

Window là mô hình tiếp diễn. Khi nhìn thấy mô hình Window xuất hiện trên biểu đồ, hãy nhớ kiểm tra thêm các tín hiệu xác nhận bằng các chỉ báo (indicator) hoặc phân tích hành động giá (price action). Chúc bạn thành công!

 

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO