Warning: session_start() expects parameter 1 to be array, string given in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Mô hình nến Upside Gap Two Crows là gì? Mô hình nến Upside Gap Two Crows là gì? - Học viện đầu tư
Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Mô hình nến Upside Gap Two Crows là gì?

 

Upside Gap Two Crows là mô hình đảo chiều gồm 3 nến với đặc trưng xuất hiện gap ở 2 cây nến giảm. Mô hình bắt đầu bằng một nến tăng, theo sau là hai nến giảm nằm bên trên. Mô hình này hiếm khi xuất hiện trên thị trường vì khá đặc biệt. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ làm rõ hơn về mô hình Upside Gap Two Crows nhé!

 

Upside Gap Two Crows là gì?

Upside Gap Two Crows (Hai Con Quạ – Crows) là một mô hình nến đảo chiều từ tăng sang giảm, bao gồm 3 cây nến:

  • Nến 1 là nến tăng giá mạnh
  • Nến 2 là nến giảm giá đi kèm theo khoảng trống giá (gap tăng) bên trên nến 1, thân nến 2 phải nằm trên thân nến 1
  • Nến 3 là một nến giảm giá có khoảng trống giá bên trên nến 2, nhưng khi kết thúc phiên giao dịch, giá đóng cửa lại nằm bên dưới nến thứ 2, đồng thời thân nến 3 phải nhấn chìm giảm (bearish engulfing) thân nến 2

 

Mô hình Upside Gap Two Crow rất khó có thể nhìn thấy, tuy nhiên trong trường hợp một mô hình nào đó mà thoả mãn các yếu tố trên thì đó chính là Hai Con Quạ.

Ngoài ra mô hình đối lập của Upside Gap Two Crows chính là Downside Gap Two Rabbits (Hai Con Thỏ)

 

Khái niệm mô hình Upside Gap Two Crows

Điều kiện xảy ra mô hình nến Upside Gap Two Crows

Có một số điều kiện quan trọng cần được đáp ứng để có thể xác định được một mô hình Upside Gap Two Crows. Đó là: 

 

 – Mô hình giá phải được hình thành trong một xu hướng tăng giá rõ ràng.

 

 – Nến đầu tiên phải là một nến tăng (trắng hoặc xanh) thân lớn, tiếp tục xu hướng tăng giá trước đó. Nến này cũng phải được theo sau bởi một nến giảm giá (đen hoặc đỏ) có xuất hiện khoảng trống giá với thân nến nhỏ hơn. 

 

 – Cuối cùng, nến thứ ba phải là một nến giảm giá khác (đen hoặc đỏ) có khoảng trống giá tăng. Cây nến cuối cùng này phải nhấn chìm (hay bao trùm) nến thứ hai. 

 

Hay có nghĩa là giá mở cửa của nó cao hơn và giá đóng cửa của nó thấp hơn nến thứ 2. Đồng thời, nến ba vẫn phải đóng cửa với giá cao hơn giá đóng cửa ngày đầu tiên.   

Ý nghĩa của mô hình Upside Gap Two Crows

  • Mẫu hình xuất hiện sau một xu hướng tăng cho thấy có sự thay đổi trong tâm lý thị trường.
  • Nến tăng thứ nhất thể hiện tâm lý chung đang theo đà tăng của xu hướng cũ trước đó.
  • Khoảng trống tăng giá ở nến thứ hai cho thấy sự phấn khích của bên mua. Nhưng khi đóng cửa phiên lại thấp hơn mở cửa cho thấy có áp lực bán đối địch lại khiến bên mua có chút bất ngờ.
  • Nến thứ ba tiếp tục mở cửa cao hơn ngày thứ hai, nhưng lại đóng cửa thấp ngày thứ hai. Mọi cố gắng của bên mua đã bị từ chối bởi áp lực lớn từ bên bán. Bên mua có thể rơi trạng thái và không thể duy trì sức mạnh.
  • Sau khi mẫu hình xuất hiện, giá thường đảo chiều giảm ngay sau đó. Nên có những tín hiệu xác nhận như một nến giảm dài lấp đầy khoảng trống.
  • Mẫu hình xuất hiện cũng sẽ củng cố một vùng kháng cự trước đó. Cũng có thể là một thiết lập cho một vùng kháng cự trong tương lai.

 

Tìm hiểu thêm:

 

Phân tích tâm lý mô hình Upside Gap Two Crows

Nến 1 là nến tăng giá theo đà tăng của xu hướng cũ trước đó. Nến thứ 2 có gap up, có giá mở cửa cao hơn và tạo nên đỉnh mới cho xu hướng. Tuy nhiên, giá đóng cửa thấp hơn gây bất ngờ cho bên mua vì họ vẫn là bên kiểm soát thị trường.

Tuy vậy, bên mua vẫn cảm thấy thoải mái khi nến 2 vẫn đang đóng cửa bên trên nến 1. Nến thứ 3 là sự cố gắng của bên mua để tạo nên đỉnh mới cho xu hướng tăng.

 

Giá xuất hiện gap up bên trên thân nến thứ 2, tuy nhiên áp lực tăng này không kéo dài được lâu và bên bán đã nắm bắt cơ hội để đẩy giá xuống bên dưới thân nến thứ 2.

Ngay tại thời điểm này, bên mua hoàn toàn cảm thấy lo lắng bởi liên tục 2 nến gắng sức tạo đỉnh mới cho xu hướng tăng hoàn toàn bị từ chối bởi bên bán.

 

Cũng theo Nison (1991, trang 98), nếu nến 4 không thể tạo đỉnh mới, các trader sẽ kì vọng giá giảm tiếp theo sau đó. Nison cũng cho rằng nếu các trader đặt lệnh bán thì nên đặt dừng lỗ bên trên đỉnh cây nến giảm giá.

 

Tâm lý mô hình Upside Gap Two Crows

1 Trường hợp và tâm lý

Như các dạng hình thành xu hướng giảm khác, Upside Gap Two Crows bắt đầu với một thân nến trắng.

Ngày hôm sau, giao dịch mở cửa với một khoảng cách tăng, nhưng giá không tăng và đóng cửa dưới mức mở cửa, tạo thành một thân nến đen.

 

Phiên tiếp theo được mở cao hơn, nhưng sau đó giá giảm và đóng cửa dưới mức đóng cửa trước đó. Giá đóng cửa vẫn cao hơn so với giá đóng cửa của ngày trắng đầu tiên. Tại thời điểm này, tâm lý tăng mất dần đi.

2 Tính linh hoạt

Mô hình Upside Gap Two Crows khá là nghiêm ngặt. Trong trường hợp giá đóng cửa bên trong thân nến trắng vào ngày đen thứ hai, sự hình thành trở thành Two Crows.

3 Diễn biến

Mô hình có thể đưa đến một thân nến duy nhất, thân màu trắng của nó dài hơn so với thân màu trắng trong ngày đầu tiên, giống như cái bóng trở lên.

 

Trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào dựa trên sự hình thành này, hãy chờ đợi sự xác nhận do mô hình này không hoàn toàn là xu hướng giảm.

Cách giao dịch – Điểm vào lệnh mô hình Upside Gap Two Crows

Nến 1 là nến tăng giá theo đà tăng của xu hướng cũ trước đó. Nến thứ 2 có gap up, có giá mở cửa cao hơn và tạo nên đỉnh mới cho xu hướng.

 

Tuy nhiên, giá đóng cửa thấp hơn gây bất ngờ cho bên mua vì họ vẫn là bên kiểm soát thị trường. Tuy vậy, bên mua vẫn cảm thấy thoải mái khi nến 2 vẫn đang đóng cửa bên trên nến 1.

Nến thứ 3 là sự cố gắng của bên mua để tạo nên đỉnh mới cho xu hướng tăng. Giá xuất hiện gap up bên trên thân nến thứ 2, tuy nhiên áp lực tăng này không kéo dài được lâu và bên bán đã nắm bắt cơ hội để đẩy giá xuống bên dưới thân nến thứ 2.

 

Ngay tại thời điểm này, bên mua hoàn toàn cảm thấy lo lắng bởi liên tục 2 nến gắng sức tạo đỉnh mới cho xu hướng tăng hoàn toàn bị từ chối bởi bên bán.

Cũng theo Nison (1991, trang 98), nếu nến 4 không thể tạo đỉnh mới, các Trader sẽ kì vọng giá giảm tiếp theo sau đó. Nison cũng cho rằng nếu các Trader đặt lệnh bán thì nên đặt dừng lỗ bên trên đỉnh cây nến giảm giá.

Kết luận

Mô hình Upside Gap Two Crows này hiếm khi xuất hiện trên thị trường vì khá đặc biệt cũng như các đặc điểm nhận dạng khá khắt khe. Hy vọng qua bài biết này các bạn đã biết cách nhận diện và sử dụng mô hình nến này. Chúc bạn giao dịch thành công.

 

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2573

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2125