Chỉ số thị trường chứng khoán
Là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường chứng khoán. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định.
Danh mục sẽ bao gồm:
+ Các cổ phiếu có những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán,
+ Cùng ngành
+ Cùng mức vốn hóa thị trường.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về chỉ số chứng khoán
- 10 chỉ số bảng cân đối nhà đầu tư cần biết trong đầu tư chứng khoán
- 6 nhóm chỉ số tài chính quan trọng trong chứng khoán
Các chỉ số chứng khoán này có thể do
+ Sở giao dịch chứng khoán định ra (Vn-Index),
+ Do hãng thông tin (ví dụ Nikkei 225)
+ Hay một thể chế tài chính nào đó định ra (ví dụ Hang Seng Index).
Chỉ số phản ánh sự biến động của thị trường chứng khoán như thế nào?Bằng cách so sánh giá trị chỉ số giữa hai thời điểm khác nhau ta được sự biến động giá giữa hai thời điểm đó.
Chỉ số chứng khoán được tính như thế nào? Hiện nay chỉ số chứng khoán được tính dựa trên 3 phương pháp sau:
+ Chỉ số giá bình quân đơn giản
+ Chỉ số của giá bình quân gia quyền giá trị
+ Chỉ số giá bình quân nhân
Chỉ số giá bình quân đơn giản
Đây là chỉ số bình quân số học đơn giản, không có sự tham gia của quyền số.
Công thức tính chỉ số giá bình quân đơn giản
Trong đó:
I: là chỉ số giá cổ phiếu bình quân
Pit: giá cổ phiếu i thời kỳ t
Pio: giá cổ phiếu i thời kỳ gốc
Đặc điểm của cách tính này là cổ phiếu có trị giá càng cao thì càng ảnh hưởng lớn đến số bình quân. Một cổ phiếu trị giá cao chỉ cần tăng 1% ảnh hưởng rất lớn so với cổ phiếu trị giá thấp.
Chỉ số này phản ánh đúng khi độ lệch chuẩn nhỏ, thường những chỉ số thị trường chứng khoán ổn định với sự biến động biên độ giá nhỏ mới
Áp dụng cách tính này điển hình như: chỉ số công nghiệp Down Jones, chỉ số Nikkei 225, chỉ số tổng hợp MIB (Italy)
Chỉ số của giá bình quân gia quyền giá trị
Là chỉ số giá bình quân gia quyền với quyền số là số lượng cổ phiếu niêm yết.
Đặc điểm của loại chỉ số giá này là các công ty lớn sẽ có tác động lớn. Nếu cùng khối lượng niêm yết, công ty có cổ phiếu thị giá cao hơn sẽ có tác động nhiều hơn. Những cổ phiếu ít giao dịch vẫn có ảnh hưởng => Cách tính này không phản ánh được thực sự thị trường.
Có hai loại chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị là chỉ số giá Laspeyres và chỉ số giá Paascher.
Chỉ số giá Laspeyres: Đây là chỉ số giá do nhà kinh tế học người Đức tên là Laspeyres đề xuất năm 1864 nên được gọi là chỉ số giá cả của Laspeyres.
Chỉ số giá cổ phiếu áp dụng phương pháp bình quân gia quyền với khối lượng cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc.
Công thức tính như sau:
Trong đó
IL: Chỉ số giá cổ phiếu bình quân Laspeyres
qio: khối lượng cổ phiếu i niêm yết thời kỳ gốc
Pio: giá cổ phiếu i thời kỳ gốc
Pit: giá cổ phiếu i thời kỳ báo cáo
Chỉ số này lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc, nên số liệu này đã có không phải cập nhật, tuy nhiên nhược điểm của nó là không phản ánh được cơ cấu biến đổi của thị trường. Các chỉ số FAZ, DAX của Đức áp dụng loại chỉ số này
* Chỉ số giá Paascher
Đây là chỉ số giá do nhà kinh tế học người Đức có tên là Paascher đề xuất năm 1874. Chỉ số giá này áp dụng phương pháp bình quân gia quyền với khối lượng cổ phiếu thời kỳ tính toán và được tính theo công thức.
Trong đó:
Ip: Chỉ số giá cổ phiếu bình quân Paascher
qit: khối lượng cổ phiếu i niêm yết thời kỳ báo cáo
Pio: giá cổ phiếu i thời kỳ gốc
Pit: giá cổ phiếu i thời kỳ báo cáo
Chỉ số Paascher so với chỉ số Laspeyres có sự khác nhau là việc chọn quyền số, thời kỳ báo cáo với thời kỳ gốc, nên kết quả tính toán sẽ khác nhau. Nhược điểm của chỉ số Paascher là số liệu phải thường xuyên cập nhật thời kỳ báo cáo.
Chỉ số giá Paascher là chỉ số giá thông dụng nhất, được nhiều nước áp dụng chỉ số này cho thị trường cổ phiếu như các chỉ số: KOSPI (Hàn Quốc), S&P500 (Mỹ), FT-SE100 (Anh), TOPIX (Nhật Bản), TSE (Đài Loan), HANGSENG (Hồng Kông)
Chỉ số giá bình quân nhân
Hay chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số Paascher và chỉ số giá Laspeyres và được xác định theo công thức
Trong đó:
IF: Chỉ số giá cổ phiếu bình quân nhân Fisher
Ip: Chỉ số giá cổ phiếu bình quân Paascher
IL: Chỉ số giá cổ phiếu bình quân Laspeyres
Chỉ số này có ưu điểm là phần nào khắc phục nhược điểm của hai chỉ số Paascher và Laspeyres mắc phải. Các chỉ số Value line (Mỹ), FT-30 (Anh) áp dụng loại chỉ số này.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thêm những thông tin hữu ích trong giao dịch. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm các bài viết:
- Kỹ năng quản lý vốn tránh rủi ro thua lỗ trong thị trường Forex, chứng khoán?
- 10 thói quen cần có để đầu tư thành công
- Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán online