Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Sự khác biệt giữa nhà liền kề và nhà thương mại shophouse?

 

Nhà phố thương mại shophouse hiện đang là xu hướng của thị trường bất động sản tại Việt Nam trong những năm gần đây. Tại Đà Nẵng, các dự án về shophouse đã và đang được xây dựng rất nhiều. Giới đầu tư bất động sản hiện cũng đang rất quan tâm đến các dự án tại Đà Nẵng. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa mô hình shophouse và nhà liền kề, trong khi đó các chủ đầu tư lại “hô biến” các căn nhà liền kề thành shophouse để rao bán, khiến cho nhiều người mất tiền oan. Vậy thì mô hình shophouse và nhà liền kề khác nhau như thế nào, điều gì khiến cho mô hình shophouse trở nên nổi bật như vậy?

 

Đặc điểm chính của nhà liền kề

– Nhà liền kề thường được xây dựng ở các đô thị hoặc thị trấn, thường là biệt thự nằm giữa loại nhà ở nông thôn và nhà biệt thự. Nhà liền kề xây dựng trong khuôn viên khép kín cùng với các tiện nghi đô thị nhưng hạn chế về mặt diện tích khu đất, số tầng thường từ 1 đến 4 tầng.

– Biệt thự liền kề là loại nhà ở dành riêng cho từng gia đình nhưng khác với biệt thự đơn lập là lô đất dành cho mỗi gia đình có bị hạn chế thường người ta cố gắng để giảm bớt các bề rộng mặt tiền nhằm làm tăng mật độ xây dựng đô thị, tiết kiệm các đường ống kỹ thuật hạ tầng cơ sở.

– Ngôi nhà không thể đứng biệt lập giữa cây xanh và sân vườn mà chỉ có thể ghép vào nhau vai kề vai hay lưng giáp lưng để tạo thành những biệt thự song lập, tứ lập.

Nhà phố thương mại shophouse

Là mô hình nhà ở kiểu mới. Mô hình này đã được áp dụng từ rất lâu lại các nước phát triển, và chỉ với du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Khác với nhà mặt phố vốn chỉ dùng để ở, nhà phố thương mại shophouse vừa có thể dùng để ở, vừa dùng để kinh doanh. Chính nhờ có đặc điểm này mà khi du nhập vào Việt Nam, mô hình này đã biến thành một cơn sốt cho các nhà đầu tư nhờ có những tính năng đặc biệt này.

 

Sự khác biệt giữa nhà liền kề và nhà thương mại shophouse

Sự giống và khác nhau giữa nhà liền kề và nhà thương mại Shophouse

Điểm giống nhau:

Đầu tiên, cả hai mô hình này đều giống nhau ở chỗ được xây liền kề với nhau, đều được xây dựng tại các mặt tiền đường phố. Tuy vậy, nhà liền kề chỉ dùng để ở nên việc thiết kế hạ tầng mặt bằng không được tối ưu, cấu trúc của các tầng phụ thuộc vào nhau. Trong khi đó, các căn shophouse lại được tối ưu về hạ tầng mặt bằng tại tầng trệt để tiện cho việc kinh doanh. Hơn nữa, bắt đầu từ tầng 2 trở nên, các căn shophouse được thiết kế độc lập với mục đích là dùng để ở.

Thứ hai, trong khi ta phải thuê một căn nhà liền kề cho mục đích kinh doanh với chi phí đắt đỏ trong khi thời gian thuê lại ngắn, không có diện tích kinh doanh, thì ta có thể mua hoặc thuê mặt bằng của một căn shophouse thay vào đó. Với thiết kế được dùng cho mục đích kinh doanh cùng với việc được cấp đầy đủ các giấy tờ đăng ký kinh doanh và được phép đăng ký kinh doanh mọi loại hình, ta có thể thoải mái kinh doanh những gì mình muốn đồng thời cũng vừa có thể cư trú tại đó.

Điểm khác nhau:

Về vị trí Bất động sản

  • Nhà mặt phố: Có vị trí mặt tiền tiếp xúc trực tiếp với mặt phố chính, đây thông thường là các tuyến phố, mặt đường lớn đẹp tại các thành phố lớn.
  • Shophouse: Là những sản phẩm có vị trí mặt đường nội bộ của các Khu đô thị lớn được triển khai bởi các Chủ đầu tư uy tín.

Về số lượng và sự khan hiếm

  • Shophouse: Đa phần mỗi 1 Khu đô thị đều có quỹ đất để xây dựng 1 số lượng Nhà phố thương mại , và số lượng sản phẩm này vẫn liên tục gia tăng theo từng năm theo số dự án đầu tư bất động sản được triển khai
  • Nhà mặt phố: Số lượng Nhà mặt phố đang ngày càng trở lên khan hiếm, do quỹ đất tại khu vực trung tâm thành phố ngày càng chật hẹp vì số lượng dân cư tăng.

Về mặt kiến trúc thiết kế

  • Sản phẩm Shophouse: Có thiết kế hiện đại, đẹp đẽ, ấn tượng do sự đồng bộ hóa của tất cả các nhà trong khu đô thị được Chủ đầu tư yêu cầu phải xây giống nhau. Chiều cao xây từ 1 – 5 tầng. ( Các shophouse dưới tòa chung cư chỉ xây 1 tầng, còn Nhà phố thương mại thông thường sẽ xây từ 4 – 5 tầng.)
  • Nhà mặt phố: Gia chủ có thể lựa chọn xây dựng, thiết kế ngôi nhà tùy theo sở thích của mình, cũng như mục đích kinh doanh như xây: Nhà hàng, khách sạn, Văn Phòng, các tòa Building cao 10 tầng.

Đối tượng khách hàng tiềm năng

  • Shophouse:Mặt bằng kinh doanh tại Nhà phố Shophouse chỉ hướng tới các đối tượng khách hàng là dân cư đang sinh sống ở trong khu đô thị, và số lượng này cực kỳ hạn chế.
  • Nhà mặt phốMặt bằng Nhà mặt phố với sự thuận tiện về mặt vị trí là các con phố có lưu lượng giao thông đông người qua lại, vì thế có thể tiệp cận được với nhiều khách hàng hơn.

Về mục đích đầu tư

Khi đầu tư nhà mặt phố hay Shophouse nhà đầu tư đều hướng đến hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại. Nhưng danh mục dịch vụ kinh doanh của nhà mặt phố có tính đa dạng hơn rất nhiều so với Shophouse. Những dịch vụ kinh doanh cơ bản giống nhau giữa nhà mặt phố và Shophouse là các dịch vụ tiện ích cho cư dân lân cận như kinh doanh bán nhà hàng ăn, thời trang, cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, kinh doanh hàng nhu yếu phẩm.

Do Shophouse có tính đặc thù gắn với quy hoạch của khu đô thị nên sẽ hạn chế hơn nhà mặt phố trong các hoạt động kinh doanh cần sự chuyên môn cao hơn như làm trụ sở, văn phòng công ty, dịch vụ khách sạn, hoặc các mặt hàng dịch vụ đặc thù có tính quần thể hoặc địa phương.

Tóm lại, dù cho Nhà phố thương mại hay nhà mặt phố, hai loại hình này cái nào có ưu điểm vượt trội hơn thì với những phân tích như trên. Chắc các nhà đầu tư đã có được sự lựa chọn tốt nhất cho phương án đầu tư của mình.

 

Xem thêm:

 

Nhà thương mại shophouse chiếm ưu thế hơn nhà liền kề

Những ưu điểm shophouse vượt trội so với nhà liền kề

Bởi vì nhà phố thương mại shophouse được thiết kế để ở kết hợp với việc kinh doanh, nên nó sẽ có những ưu điểm vượt trội hoàn toàn so với mô hình nhà liền kề thông thường.

Vị trí vô cùng thuận lợi

Các dự án shophouse luôn luôn được xây dựng tại các ví trị đắc địa. Với lợi thế nằm ngay mặt tiền của mình, các dự án luôn nằm gần với các tuyến đường lớn, đông dân cư qua lại, sinh sống và gần với các khu trung tâm, du lịch. Với vị trí thuận lợi này, các căn shophouse sẽ có được nguồn khách hàng tiềm năng từ các khu dân cư, khách du lịch. Thêm vào đó, lượng cư cân từ những khu chung cư bên trong dự án cũng là một nguồn khách hàng tiềm năng cho việc kinh doanh.

Thiết kế thông minh và độc đáo

Với thiết kế dùng để ở và kinh doanh, dự án shophouse được xây dựng để biến thành một khu phố thương mại. Trong đó tầng trệt ta có thể kinh doanh nhiều loại hình khác nhau như quán cà phê, quán ăn,… cho đến cửa hàng thời trang, shop bán hàng hay thậm chí là thành lập công ty, doanh nghiệp. Đồng thời, ta cũng có thể cho thuê lại bởi nhu cầu thuê cũng rất là cao.

Nhờ có thiết kế độc đáo của mình, cùng với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, mô hình nhà phố thương mại shophouse đã tạo nên sự thu hút với các nhà đầu tư bđs và các khách hàng kinh doanh.

Thiết kế thuận lợi cho việc đi lại

Các căn shophouse thường được xây dựng tại các vị trí mặt tiền, đường lớn, gần với lối lên xuống của các khu chung cư, thuận tiện cho việc đi lại nhưng điểm yếu sẽ là không có nơi để đỗ xe. Chính vì vậy mà khi xây dựng, các dự án shophouse sẽ nằm gần các bãi đỗ xe hoặc các chủ đầu tư sẽ xây dựng một bãi đỗ xe ngay đối diện với các căn shophouse. Thông qua đó việc kinh doanh sẽ phát triển một cách thuận lợi hơn.

Tiềm năng phát triển doanh thu

Các căn shophouse được thiết kế tối ưu về diện tích kinh doanh, có thể kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau với lượng khách tiềm năng lớn và nhu cầu thuê cao. Nhờ có những yếu tố đó mà khi sở hữu một căn shophouse, ta sẽ không cần phải lo lắng về khả năng kinh doanh từ những căn shophouse này.

Từ những điểm khác biệt kể trên, ta sẽ có được một tầm nhìn rõ hơn về mô hình nhà phố thương mại shophouse và nhà liền kề và cái nhìn khi lựa chọn đầu tư giữa hai mô hình. Đồng thời cũng giúp tránh được việc bị lừa đảo bởi các dãy nhà liền kề “hô biến” shophouse.

 

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO