Warning: session_start() expects parameter 1 to be array, string given in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Mô hình nến Three White Soldier (Ba Chàng Lính Trắng) là gì? Mô hình nến Three White Soldier (Ba Chàng Lính Trắng) là gì? - Học viện đầu tư
Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Mô hình nến Three White Soldier (Ba Chàng Lính Trắng) là gì?

 

Three White Soldier và Three Black Crow là hai nến ba nổi tiếng trong trong bộ nến Nhật, được coi là tín hiệu giúp các nhà phân tích và các trader nhận ra sự đảo ngược trong xu hướng thị trường, để từ đó giúp họ đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn hơn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn mô hình nến Three White Soldier là gì, đặc điểm nhận dạng cũng như cách giao dịch với Three White Soldier sao cho hiệu quả nhất.

 

Three White Soldier là gì?

Three White Soldier (3 Chàng Lính Trắng) là một mô hình cụm 3 nến hình thành trong một xu hướng giảm và báo hiệu sự đảo chiều tăng giá. Mỗi một cây nến trong mô hình đều có giá mở cửa nằm bên trong thân nến trước đó và có giá đóng cửa phải cao hơn nến trước đó.

 

Nếu bạn thấy mô hình Three White Soldier thì khả năng thị trường sẽ tăng sau đó. Tuy nhiên mô hình nến này sẽ càng có giá trị khi thân nến được hình thành là những thân nên lớn, biểu thị có nhiều người tham gia mua lên trong trường hợp này.

 

Khái niệm mô hình nến Three White Soldier

3 Con Quạ Đen bao gồm ba cây nến thân dài liên tiếp, có giá mở cửa nằm trong cây nến trước và đóng cửa thấp hơn cây nến trước. Trong khi 3 Chàng Lính Trắng thể hiện sự thay đổi động lượng từ thị trường gấu sang bò, thì 3 Con Quạ Đen cho thấy phe gấu đang kiểm soát phe bò. Chú ý rằng khối lượng giao dịch luôn đi cùng với hai mẫu nến này.

Đặc điểm của Three White Soldiers

Đối với thị trường forex, mô hình Three White Soldiers được nhận dạng dựa vào các đặc điểm sau:

  • Xuất hiện trong một xu hướng giảm hoặc sóng hồi trong xu hướng tăng.
  • 3 cây nến trong mô hình đều phải là nến tăng và có thân dài, bóng ngắn.
  • Giá mở cửa của nến sau phải nằm trên hoặc ngang bằng với giá đóng cửa của nến trước.
  • Mô hình cho tín hiệu đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng

 

Three White Soldiers là mô hình trực quan nên rất dễ nhận diện bằng mắt thường.

Một điểm cần lưu ý là mô hình Three White Soldiers nguyên gốc yêu cầu giá mở cửa nến sau phải nằm phía trên giá đóng cửa nến trước, tức là xuất hiện khoảng trống (gap). Tuy nhiên với thị trường có thanh khoản cao như forex, giá mở cửa phiên sau thường chính là giá đóng cửa phiên trước, trừ những ngày cuối/đầu tuần hoặc khi có tin tức mạnh. Do đó ở đây, chúng ta không cần mô hình tạo gap khi mở cửa.

 

bạn cũng nên chú ý đến chiều dài của các cây nến, chúng nên có chiều dài xấp xỉ nhau hoặc giảm dần. Còn nếu 2 nến đầu có chiều dài tương tự nhau nhưng nến thứ 3 lại có thân thấp hơn, nó cho thấy lực tăng yếu và hạ độ tin cậy của mô hình.

Ý nghĩa của Three White Soldier

Mô hình nến Three White Soldier – Ba Chàng Lính Trắng cho thấy một sự thay đổi mạnh mẽ trong tâm lý thị trường về một tài sản, hoặc cặp tạo nên hành động giá trên biểu đồ. Khi một cây nến tăng đang đóng với bóng nến nhỏ hoặc không có bóng, nó gợi ý rằng phe bò đã cố gắng giữ giá cho phiên sau. Về cơ bản, phe bò không chế thị trường ở tất cả các phiên giao dịch, và đóng cửa gần mức cao trong ngày với ba phiên liên tiếp.

 

Ngoài ra, mô hình nến này có thể được gợi ý sắp được diễn ra, bởi các mô hình nến khác, chẳng hạn như mô hình nến Doji thể hiện sự lưỡng lự của nhà đầu tư, khi giá mở cửa và giá đóng cửa năm gần nhau, thể hiện một sự đảo chiều xu hướng sắp diễn ra.

 

Tìm hiểu thêm:

 

Ví dụ thực tế của mô hình Three White Soldiers

Dưới đây là một ví dụ trên đồ thị EURUSD trên khung D1. Ban đầu EURUSD đang trong xu hướng giảm thì gặp phải một nến bullish engulfing, là một mô hình đảo chiều mạnh báo hiệu xu hướng giảm có thể kết thúc.

 

Vài ngày sau, EURUSD đã có một đợt giảm xuống và tạo ra mô hình Three White Soldiers, củng cố thêm tín hiệu đảo chiều cho nến engulfing trước đó. Cuối cùng, thị trường sau khi đi ngang một khoảng thời gian thì đã phá ngưỡng tích lũy để đi lên hình thành xu hướng tăng.

 

Ví dụ trên đồ thị EURUSD trên khung D1

Hướng dẫn giao dịch với mô hình Three White Soldiers

Khi mô hình Three White Soldiers được tạo ra ở vùng kháng cự hoặc vùng quá bán, chúng ta có thể vào lệnh bán.

Điểm vào lệnh với mô hình Three White Soldiers

Vì cần thêm sự xác nhận, bạn không nên vào lệnh ngay khi mô hình hoàn tất. Thay vào đó, hãy đặt một lệnh chờ mua cách đỉnh cây nến số 3 một vài pip hoặc chờ thêm diễn biến những nến sau đó.

Bên dưới là một ví dụ minh họa, mũi tên đầu tiên trên biểu đồ đánh dấu cho mẫu nến Three White Soldiers. Nếu bạn vội vàng vào lệnh mua ngay sau khi cây nến số 3 kết thúc, nhiều khả năng sẽ chạm cắt lỗ vì sau đó giá đã thất bại trong việc đảo chiều.

 

Trong khi đó, nếu bạn đặt lệnh chờ, lệnh của bạn sẽ không khớp khi giá đi xuống và sẽ tránh được một giao dịch tồi. Với lệnh chờ bán, vị thế chỉ được mở sau khi giá tăng lên. Ở ví dụ này, bạn cũng cần lưu ý là cây nến số 3 của mô hình có thân nhỏ hơn nến số 2 rất nhiều do đó tín hiệu phát ra cũng yếu đi

 

Điểm vào lệnh với mô hình Three White Soldiers

Cách đặt dừng lỗ (stop loss) và chốt lời (take profit) với mô hình Three White Soldiers

Đối với mô hình Three White Soldiers, điểm dừng lỗ nên được đặt ngay phía dưới đáy cây nến số 3, khoảng dừng lỗ sẽ là khá ngắn. Trong một số trường hợp thị trường bị nhiễu ngắn hạn, giá có thể đi xuống chạm vào cắt lỗ trước khi quay lên tăng mạnh. Tuy nhiên hãy đặt cắt lỗ bởi vì bạn luôn có cơ hội quan sát thị trường và vào lệnh tiếp tục sau khi điểm dừng lỗ bị chạm. Trong trường hợp bạn không có đủ thời gian để theo sát thị trường, có thể nới điểm dừng lỗ xuống trên các đáy trước đó, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tỷ lệ risk/reward hợp lý.

Trong khi đó, điểm chốt lời sẽ được đặt ở các vùng đỉnh cũ bên trên.

Sự khác biệt giữa mô hình ba chàng lính trắng và mô hình ba con quạ đen

 

Sự khác biệt giữa mô hình ba chàng lính trắng và mô hình ba con quạ đen

Đối lập với mô hình nến ba chàng lính trắng là mô hình ba con quạ đen. Mô hình nến ba con quạ đen bao gồm ba cây nến giảm liên tiếp, có thân nên dài, bóng nến ngắn hoặc không có bóng nến.

Mô hình này thường xảy ra vào cuối xu hướng tăng và dự đoán khả năng đảo chiều thành xu hướng giảm.

 

Trong mô hình đó, giá mở cửa thường bằng hoặc gần bằng giá đóng cửa của nến trước và giá đóng cửa thì xấp xỉ với giá thấp nhất của phiên giao dịch.

Mô hình nến ba chàng lính trắng chỉ đơn giản là một mô hình trực quan cho thấy sự đảo ngược của một xu hướng giảm trong khi ba con quạ đen cho thấy sự đảo ngược của một xu hướng tăng.

Lưu ý quan trọng trong giao dịch với Three White Soldier

Mặc dù mô hình nến ba chàng lính trắng thường xuất hiện vào cuối xu hướng giảm giá, nhưng nó cũng có thể xuất hiện sau một thời gian hợp nhất.

Do sự mơ hồ này, các trader cần tìm kiếm các xác nhận biểu đồ bổ sung cho xu hướng đảo chiều tăng.

 

Hành động tăng giá bổ sung luôn được coi là chỉ báo vô cùng đáng tin cậy, ngoài ra khối lượng lớn trong các phiên giao dịch liên tiếp cùng với mức độ hỗ trợ cũng tăng cường tín hiệu, giúp các trader đưa ra nhận định chính xác hơn.

Kết Luận

Thông qua bài viết này mình đã giới thiệu cho bạn về Three White Soldier, mô hình này diễn ra trong ba phiên giao dịch với ba cây nến dài có xu hướng đi lên như cầu thang.

Đây là một thuật ngữ được sử dụng bởi các nhà phân tích thị trường chứng khoán để mô tả một xu hướng mạnh mẽ. Chúc bạn giao dịch thành công.

 

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2573

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2125