Warning: session_start() expects parameter 1 to be array, string given in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Chiến lược giao dịch Forex sử dụng đường xu hướng (trendline) Chiến lược giao dịch Forex sử dụng đường xu hướng (trendline) - Học viện đầu tư
Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Chiến lược giao dịch Forex sử dụng đường xu hướng (trendline)

 

Trendline là một trong những công cụ phổ biến nhất đối với trader Forex, nó giúp các nhà đầu tư nhận định xu hướng giá trong một khoảng thời gian tương ứng. Người ta thường nói, xu hướng là bạn của các nhà giao dịch, chính vì vậy, việc xác định đúng xu hướng thị trường sẽ giúp các trader có được thành công và thu về lợi nhuận. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách giao dịch với đường trendline, cụ thể là đường chính và đường trendline phụ.

 

Trend và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật

Các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật thường dựa trên trend (xu hướng) giá của thị trường, điều này làm cho trendline (đường xu hướng) rất hiệu quả trong thực tiễn. Các nhà giao dịch có thể xác định xu hướng thị trường bằng các áp dụng các phương phân tích kỹ thuật khác nhau bao gồm cả đường trendline và chỉ báo kỹ thuật. Ví dụ: đường trendline sẽ dễ dàng thể hiện rõ ràng xu hướng giá hiện và chỉ báo đo cường độ tương đối (RSI) có thể dùng để đo độ mạnh của xu hướng. Nhiều nhà giao dịch luôn tâm niệm rằng “Xu hướng là bạn” trừ những nhà giao dịch theo phong cách giao dịch đảo chiều.

Ứng dụng của trend cũng có thể áp dụng cho các nhà đầu theo trường phái phân tích cơ bản khi họ thường xuyên chú ý đến tính hình kinh tế vĩ mô, vi mô, tin tức, doanh thu, thu nhập và các số liệu khác. Ví dụ nhà phân tích cơ bản có thể tìm thấy trend (xu hướng) thu nhập trên mỗi cổ phiếu đang tăng hay giảm. Nếu thu nhập đã tăng trong 4 quý vừa qua, điều này thể hiện xu hướng tích cực, tuy nhiên nếu thu nhập giảm trong 4 quý vừa qua thì nó thể hiện xu hướng giảm.

Đường trendline và ứng dụng của nó trong giao dịch Forex

Ứng dụng đường xu hướng vào giao dịch Forex

Trendline (đường xu hướng) được sử dụng như một công cụ để xác định xu hướng của thị trường:

  • Xu hướng lên được xác nhận bới các những đỉnh giá mới luôn cao hơn đỉnh cũ và đáy mới cáo hơn đáy cũ. Đường xu hướng kết nối lãi các điểm thấp quan trọng lại thành một đường thẳng với xu hướng lên.
  • Xu hướng xuống được xác nhận bởi các đỉnh mới thấp hơn các đỉnh cũ và các đáy mới cũng thấp hơn các đáy cũ. Đường trend kết nối lại các điểm đỉnh lại thành một đường thẳng với xu hướng xuống.
  • Xu hướng đi ngang là khi tỷ giá giao động trong một kênh ngang, các đỉnh và đáy thường bằng nhau, bị hạn chế trong một kênh hẹp.

Sau khi xác định được xu hướng của thị trường, các trader có thể dễ dàng thiết lập các điểm vào lệnh và chốt lời.

Đường trendline chính và trendline phụ và ứng dụng của nó trong giao dịch Forex

Đường trendline chính và đường trendline phụ là gì?

Trendline chính (Outer trendline) là đường xu hướng được vẽ dựa trên khung thời gian lớn hơn bằng cách sử dụng các đỉnh đáy lớn trong khung thời gian đó.

Trendline phụ (Inner trendline) là đường xu hướng được vẽ dựa trên những con sóng nhỏ (cùng một khung thời gian với đường trendline chính) hoặc là đường xu hướng trên khung thời gian nhỏ hơn và nó nằm bên trong đường trendline chính.

 

Ứng dụng đường trendline chính và phụ vào giao dịch Forex

Đường trendline chính và trendline phụ được sử dụng để dự đoán xu hướng giá của thị trường. Khi kết hợp 2 đường xu hướng đó với nhau, trader có thể xác định được vùng giá di chuyển của cặp tiền tệ để từ đó xây dựng một chiến lược giao dịch hiệu quả bao gồm điểm vào lệnh, thoát lệnh, chặn lỗ và cả chốt lời.

 

Xem thêm:

 

Chiến lược giao dịch với đường trendline chính và trendline phụ:

Thiết lập giao dịch 1: Phá vỡ trendline phụ và thuận theo trendline chính

Theo dõi biểu đồ D1 của cặp EUR/JPY dưới đây:

 

Biểu đồ D1 của cặp EUR/JPY

Trong biểu đồ này, giá đã phá vỡ trendline phụ và đi lên, chạm vào trendline chính, sau đó thì bật xuống trở lại. Giá tiếp tục thuận theo đường xu hướng chính.

Thiết lập giao dịch 2: Khi giá thuận theo đường trendline phụ nhưng không tiếp cận đến đường trendline chính

 

Chiến lược giao dịch giữa hai đường trendline chính và trendline phụ

Biểu đồ trên cho thấy giá đang hướng đến đường trendline chính nhưng lại không chạm được đến đó. Thay vào đó, bị giới hạn bởi đường trendline phụ, cụ thể là đường trendline phụ 2.

Với trường hợp này thì hai đường trendline phụ đã thắng và tiếp tục đẩy giá đi xuống.

Thiết lập giao dịch 3: Khi đường trendline chính và đường trendline phụ giao nhau và giá tiếp cận vùng giao nhau này

Có 2 khả năng xảy ra ở đây:

  • Giá tiếp cận chính xác với điểm giao nhau của 2 đường trendline chính và trendline phụ
  • Giá tiếp cận điểm giao nhau của hai đường trendline muộn hơn chút nhưng không quá xa

Rất nhiều trader thích giao dịch với những thiết lập như thế này bởi vì đây là vùng hợp lưu của hai đường trendline và giá thì tiếp cận tại một điểm. Thêm vào đó, bất kỳ tín hiệu nến đảo chiều nào được tạo ra tại đó thì xác suất thành công cho lệnh giao dịch sẽ cao hơn. Như ví dụ dưới đây:

 

Sự giao nhau giữa hai đường trendline

  • Đường trendline màu trắng là trendline chính
  • Đường trendline màu vàng là trendline phụ

Lưu ý giá đã tiếp cận đến điểm giao nhau của 2 đường trendline và sau đó bật tăng lên 400 pip => tiếp tục dao động trong vùng giá được giới hạn bởi 2 đường trendline rồi cuối cùng phá vỡ đường trendline và đi chệch hẳn xuống.

Đường trendline nào quan trọng hơn?

Chúng ta nên thận trọng khi giao dịch với đường trendline phụ, bởi vì nếu giao dịch với đường trendline phụ bạn sẽ gặp nhiều trường hợp giá phá vỡ đường trendline phụ để tiếp tục di chuyển đến đường trendline chính. Bởi vì thông thường, đường trendline chính hoạt động mạnh hơn và sẽ kéo giá về phía nó.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không nên sử dụng trendline phụ cho kế hoạch giao dịch của mình. Đường trendlines phụ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng di chuyển của thị trường, do đó, bạn sẽ giao dịch theo đường trendline bên trong nếu:

  • Đường xu hướng chính cách xa đường xu hướng phụ.
  • Mô hình nến đảo chiều thực sự đẹp khi giá chạm vào đường trendline phụ.

Điều quan trọng cần phải ghi nhớ đó là quản lý rủi ro thật chặt và dời điểm stoploss về hòa vốn khi lệnh giao dịch đã có lợi nhuận nhất định bởi vì giá rất có thể bị thu hút bởi đường trendline chính.

Trong trường hợp bạn bị dừng lỗ khi giao dịch với đường trendline phụ, thì hãy chờ có hội giao dịch tiếp theo ở đường trendline chính.

Giao dịch theo xu hướng là một trong những chiến lược phổ biến nhất đối với các trader. Chính vì vậy, việc sử dụng các chỉ báo nhằm xác định cu hướng một cách chính xác là điều vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công/thất bại của nhà giao dịch trên thị trường tài chính nói chung và thị trường Forex nói riêng.

 

Tìm hiểu thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2573

Notice: Object of class WP_Error could not be converted to int in /home/hocvienQc3b/hocviendautu.edu.vn/public_html/wp-includes/user.php on line 2125