Nếu các bạn là một trader theo trường phái phân tích kỹ thuật thì không thể không biết đến chỉ báo RSI. Đây là một indicators đo lường sức mạnh của xu hướng, cung cấp các tín hiệu quá mua, quá bán, tín hiệu hội tụ hoặc phân kỳ giữa giá và chỉ báo để trader có thể giao dịch đảo chiều xu hướng một cách hiệu quả. Trong hệ thống các chỉ báo kỹ thuật trên thị trường tài chính, có một indicators cũng có chức năng tương tự như RSI nhưng được bổ sung thêm yếu tố khối lượng, thay vì chỉ đơn thuần là giá đóng cửa như RSI, đó là MFI (Money Flow Index). Việc đưa yếu tố khối lượng vào trong tính toán giúp MFI phản ánh được tính chất “khối lượng tác động đến giá cả”, rất được lòng các nhà phân tích sử dụng nguyên lý này khi giao dịch. MFI có điểm gì khác biệt và độc đáo so với RSI, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
MFI là gì?
MFI là viết tắt của Money Flow Index có nghĩa là chỉ báo dòng tiền. Đây là một chỉ báo kỹ thuật sử dụng giá và khối lượng giao dịch, để xác định các điều kiện quá mua hoặc quá bán của một tài sản. Chỉ báo dòng tiền cũng có thể được sử dụng để phát hiện sự phân kỳ, hội tụ của giá, là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi xu hướng giá. Giá trị MFI dao động trong khoảng từ 0 đến 100.
Khác với các chỉ báo thông thường khác, như chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI), chỉ báo MFI kết hợp cả dữ liệu giá cả và khối lượng giao dịch. Chính vì thế mà một số nhà phân tích kỹ thuật gọi chỉ báo MFI là chỉ báo RSI trọng khối.
Công thức tính chỉ báo MFI
MFI = 100 – (100/ (1 + Tỉ lệ dòng tiền))
Trong đó:
– Tỉ lệ dòng tiền (Money Ratio) = Dòng tiền âm của 14 kỳ/ Dòng tiền dương của 14 kỳ
– Dòng tiền thô (Money Flow) = Giá thông thường * Khối lượng giao dịch
– Giá thông thường (Typical Price) = (Giá đỉnh + Giá đáy + Giá đóng cửa)/ 3
Xem thêm:
- Kỹ năng quản lý vốn tránh rủi ro thua lỗ trong thị trường Forex, chứng khoán?
- 5 điều các nhà đầu tư chứng khoán nên khắc cốt ghi tâm.
- Chỉ số P/E là gì? Cách tính chỉ số P/E
Sự khác biệt giữa chỉ báo MFI và chỉ báo sức mạnh tương đối RSI
Chỉ báo MFI và RSI có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Như đã đề cập, sự khác biệt chính giữa 2 chỉ số này là MFI kết hợp giá và khối lượng, trong khi đó RSI thì chỉ liên quan đến giá.
Những người ủng hộ phân tích khối lượng tin rằng MFI là một chỉ báo hàng đầu . Vì vậy, họ cũng tin rằng MFI sẽ cung cấp tín hiệu và cảnh báo tốt nhất về các sự đảo chiều có thể xảy ra. Nghĩa là theo xu hướng kịp thời hơn so với RSI.
Tuy nhiên, không có chỉ báo nào tốt hay xấu hơn chỉ báo nào, chúng chỉ đơn giản là sự kết hợp các yếu tố, thị trường khác nhau và do đó, sẽ cung cấp tín hiệu tại các thời điểm khác nhau.
Nhược điểm của MFI
Chỉ báo dòng tiền (MFI) có thể tạo ra tín hiệu không đúng. Điều này xảy ra khi chỉ báo cho thấy một cơ hội giao dịch tốt, nhưng sau đó giá không dịch chuyển như mong đợi, dẫn đến thua lỗ cho nhà đầu tư. Vấn đề này nhắc nhở chúng ta một điều rằng không phải sự phân kì nào cũng dẫn đến một sự đảo chiều giá.
Chỉ báo MFI cũng có thể không đưa ra các cảnh báo về một sự kiện quan trọng sắp xảy ra. Do đó, các nhà giao dịch nên sử dụng thêm các hình thức phân tích và kiểm soát rủi ro khác thay vì chỉ dựa vào mỗi chỉ báo dòng tiền.
Hy vọng với những gì được chia sẻ trong bài viết này, các bạn sẽ nắm được thông tin cụ thể hơn về MFI – một RSI hoàn chỉnh. Cũng thấy được MFI không phải là một hệ thống giao dịch thật sự hoàn chỉnh nên các nhà đầu tư hãy vận dụng kết hợp nhiều công cụ cũng như chỉ báo để mang lại thành công cho mình.
Xem thêm:
- Chỉ số S&P 500 là gì? Cách tính và đầu tư SP500 như thế nào?
- 6 nhóm chỉ số tài chính quan trọng nên dùng trong chứng khoán
- “Cám dỗ” từ đòn bẩy tài chính và cách sử dụng hiệu quả