Có rất nhiều trader hiện nay sử dụng chỉ báo Bollinger Bands trong quá trình xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả. Đơn giản, hiệu quả, chỉ báo này gần như là công cụ không thể thiếu đối với họ. Vậy thực chất chỉ báo Bollinger Bands là gì và cách sử dụng nó như thế nào để mang lại hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chỉ báo Bollinger Bands – công cụ hỗ trợ đắc lực cho trader
Chỉ báo Bollinger Bands là:
- Công cụ tuyệt vời hỗ trợ phân tích kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger.
- Được sử dụng để phân tích biến động giá của thị trường. Bên cạnh đó, chỉ báo này còn được trader tin dùng như phương pháp để đưa ra các quyết định giao dịch hoặc kiểm soát các hệ thống giao dịch tự động.
So với các công cụ khác như Stochastics, RSI, đường trung bình MA,… chỉ báo Bollinger Bands hoạt động với công suất hiệu quả hơn.
Cấu trúc của chỉ báo Bollinger Bands có phức tạp?
Chỉ báo Bollinger Bands là sự kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn, được hình thành từ bộ 3 thành phần cơ bản, gồm:
- Đường trung bình động Moving Average, sử dụng mặc định 20 phiên.
- Dải trên Upper Band: dải giữa cộng với 2 độ lệch chuẩn. Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20).
- Dải dưới Lower Band: dải giữa trừ đi 2 độ lệch chuẩn. Có vị trí nằm dưới đường trung bình SMA (20).
Trong đó, độ lệch chuẩn là một đại lượng thống kê, cho biết sự chênh lệch về giá trị của từng thời điểm đánh giá so với giá trị trung bình.
Cách dùng chỉ báo Bollinger Bands hiệu quả nhất
Tùy thuộc vào phong cách giao dịch mà các trader sẽ áp dụng chỉ báo Bollinger Bands khác nhau. Dưới đây là một số cách dùng cơ bản nhưng hiệu quả của chỉ báo Bollinger Bands.
_Mua thấp, bán cao
Bollinger Bands sinh ra là để cung cấp thông tin tương đối về giá cao và thấp cho các nhà giao dịch.
Vì thế, phương pháp giao dịch đầu tiên đối với chỉ báo này là mua thấp bán cao. Cụ thể là:
- Bán ra khi giá chạm dải trên Upper Band.
- Mua vào khi giá chạm dải dưới Lower Band.
Tuy vậy, trader nên lưu ý phương pháp này không nên áp dụng khi thị trường có xu hướng mạnh mẽ.
_Nút thắt cổ chai
Khi thị trường dao động lên xuống trong một vùng biên độ nhỏ một khoảng thời gian dài, đấy cũng là lúc cho biết một biến động như “cơn sóng ngầm” mạnh mẽ sắp xảy ra.
Lúc này, chỉ báo Bollinger Bands tạo ra một vùng nút thắt cổ chai. Nó biểu thị rằng, đó là khu vực sẽ phát ra những biến động dữ dội. Bạn nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho một thương vụ sắp tới.
Để giao dịch, bạn phải chờ một dấu hiệu breakout ra khỏi vùng tích lũy hẹp. Vùng này vốn được sinh ra bởi giá trong khoảng thời gian biến động ở nút thắt cổ chai.
- Bạn thực hiện lệnh MUA khi giá breakout lên khỏi vùng tích lũy hẹp.
- Bạn thực hiện lệnh BÁN khi giá breakout xuống khỏi vùng tích lũy.
Việc này khó khăn ở chỗ, bạn phải xác định sớm thời điểm breakout để đưa ra quyết định vào lệnh phù hợp.
Để hiểu rõ hơn về chỉ báo Bollinger Bands, bạn có thể tìm đọc và nghiên cứu quyển sách Bollinger On Bollinger Bands của “chính chủ”, tác giả John A. Bollinger.
Xem nhiều hơn:
- Các mô hình nến đảo chiều tăng giá
- Các loại chỉ báo quan trọng trong Forex để hạn chế rủi ro
- 5 Sàn forex có spread thấp nhất Thế giới