Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Biên bản cuộc họp FOMC là gì mà thu hút trader?

 

Bên cạnh Cục dự trữ liên bang – FED, một cơ quan quyền lực của Hoa Kỳ, thì một cơ quan khác thuộc FED được sự quan tâm đặc biệt của các trader đó là FOMC

 

Các yếu tố có thể tác động đến giá trị của đồng USD tại thời điểm công bố. Đây là tin tức được các trader chờ đợi nhất và cũng chính là tâm điểm của cuộc họp FOMC. Nó sẽ đưa ra các cập nhật mới về mục tiêu kinh tế (tăng trưởng kinh tế, lạm phát…) và biểu đồ dot-plot về khả năng lãi suất trong thời gian tới. Vậy FOMC là gì mà các biên bản họp của FOMC lại được sự chú ý đông đảo đến như vậy?

FOMC là gì?

Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), chính vì các quyết định của FOMC ảnh hưởng đến lãi suất và các biến số kinh tế, những người tham gia vào thị trường tài chính thường theo dõi sát sao chính sách tiền tệ của Fed.

Tầm quan trọng của FOMC có thể sẽ khiến USD giao động mạnh tại thời điểm ra tin, do đó mà nó sẽ tác động tới giá vàng và thị trường forex.

 

Hai mục tiêu chính của FOMC giúp FED trong việc hoạch định chính sách tiền tệ là nhằm gia tăng cơ hội việc làm và ổn định giá cả.

12 thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên Bang – FOMC bao gồm:

  • 7 thành viên từ Hội đồng Thống đốc
  • 5 thành viên khác được chọn luân phiên từ 5/12 Chủ tịch của các ngân hàng dự trữ chi nhánh

 

Khái niệm về FOMC

Trong 5 thành viên được chọn từ Chủ tịch của các ngân hàng dự trữ chi nhánh, chỉ có Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên Bang New York làm việc liên tục, còn lại luân phiên thay nhau chu kỳ 1 năm.

Phải chống lại thất nghiệp và lạm phát để đạt được mục tiêu điều tiết kinh tế thị trường. Các công ty không thể tìm đủ nhân công để duy trì hiệu quả trong khi tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 2 phần trăm, điều này nghĩa là FOMC muốn giá cả tăng khoảng 2% mỗi năm.

 

Đặt ra kỳ vọng lạm phát, và nó thúc đẩy người tiêu dùng mua ngay bây giờ chứ không phải là muộn, một tỷ lệ lạm phát thấp sẽ thúc đẩy nhu cầu, và sẽ tốt cho tăng trưởng kinh tế.

Thành phần cấu trúc của FOMC

Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật Dự trữ Liên bang vào năm 1933 và 1935, tạo ra Ủy ban Thị trường mở Liên Bang – FOMC như là một phần của Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. FOMC có vai trò thiết lập chính sách tiền tệ quốc gia. FOMC đưa ra tất cả các quyết định liên quan đến việc tiến hành thực hiện các hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở, các quyết định liên quan đến quy mô và thành phần nắm giữ tài sản của FED, truyền thông với công chúng về các chính sách tiền tệ trong tương lai.

FOMC có tổng cộng 12 thành viên, trong đó 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc, chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên Bang New York và 4 trong số 11 chủ tịch của 11 Ngân hàng Dự trữ Liên bang còn lại luân phiên nhau mỗi nhiệm kỳ một năm.

 

Tất cả 12 chủ tịch của các Ngân hàng Dự trữ Liên bang đều được tham dự và thảo luận tại các cuộc họp của FOMC. Tuy nhiên, chỉ có những chủ tịch là thành viên của Ủy ban tại thời điểm đó mới được quyền bỏ phiếu cho các quyết định về chính sách.

Pháp luật Hoa Kỳ quy định, FOMC có quyền xác định cơ cấu tổ chức riêng của mình. Theo truyền thống, FOMC bầu chủ tịch của Hội đồng Thống đốc làm chủ tịch của FOMC và chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York làm phó chủ tịch. Sở dĩ Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York quan trọng như vậy vì New York không chỉ là trung tâm tài chính lớn nhất của Mỹ mà tất cả các hoạt động mua bán trái phiếu của FED đều được thực hiện ở quầy giao dịch của New York.

Chức năng hoạt động của FOMC Meeting là gì?

Như đã nói ở trên, 2 mục tiêu chính của FED là thông qua việc hoạch định chính sách tiền tệ để nhằm:

  • ổn định giá cả
  • gia tăng cơ hội việc làm của thị trường lao động

Qua đó, FOMC thực hiện chính sách của FED bằng cách điều chỉnh lãi suất ngắn hạn để phản ứng lại với các diễn biến của nền kinh tế.

 

Ngoài ra, trong thời kỳ khủng hoảng, để đảm bảo thống nhất của hệ thống tài chính, FOMC còn đảm nhiệm vai trò quản lý cung tiền, nhằm cung cấp thanh khoản trong thời kỳ khủng hoảng vốn dĩ có tính thanh khoản kém.

Những quyết định của FOMC thường ảnh hưởng đến các khoản tín dụng cũng như mức lãi suất mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải trả.

 

Và qua đó, những quyết định này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm trong ngắn hạn cũng như giá cả trong dài hạn.

Các cuộc họp của FOMC (FOMC Statement) ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?

FOMC thực hiện 8 cuộc họp bí mật/năm để đưa ra các quyết định lãi suất và lượng cung tiền trong lưu thông bằng việc mua/bán chứng khoán chính phủ.

Vì các cuộc họp của FOMC với vô số các dự đoán nên nó rất được quan tâm trong trong ngành tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng cũng là điều dễ hiểu.

 

Thông thường khối lượng giao dịch tiền tệ tăng khoảng 5% sau các cuộc họp của FOMC, điều này thường tạo ra sự biến động lớn và luôn mang đến cơ hội cho các nhà giao dịch.

 

Tìm hiểu thêm:

 

Cuộc họp của FOMC diễn ra khi nào và nhà đầu tư theo dõi các công bố của FOMC ở đâu?

FOMC tổ chức 8 cuộc họp mỗi năm và đều được lên lịch trước. Ngoài ra, phụ thuộc vào tình hình nền kinh tế mà sẽ có những cuộc họp bất ngờ. Thông thường, các cuộc họp này sẽ diễn ra tại Washington trong vòng 2 ngày, ngoại trừ các cuộc họp đột xuất thì chỉ kéo dài 1 ngày. 

Tại cuộc họp, FOMC sẽ xem xét các điều kiện kinh tế và tài chính hiện tại, từ đó xác định lập trường cho chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Đồng thời, đánh giá rủi ro cho các mục tiêu dài hạn, đó là ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế bền vững.

 

Tham dự cuộc họp, tất cả các thành viên của FOMC đều được đưa ra ý kiến về chính sách mà họ cho là phù hợp với tình hình nền kinh tế hiện tại. Mặc dù không phải ai cũng được biểu quyết nhưng tất cả các ý kiến này đều được quan tâm và có vai trò quan trọng, quyết định đến chính sách cuối cùng của FOMC.

Tất cả mọi lời nói, ý kiến, dự đoán cũng như đề xuất của các thành viên đều được ghi chép vào một biên bản. Biên bản này sẽ được công bố sau 2 tuần kể từ khi cuộc họp diễn ra. Mặc dù, sau khi cuộc họp kết thúc, chủ tịch của FOMC, cũng là chủ tịch của FED sẽ phát biểu về kết quả của cuộc họp nhưng chắc chắn là nội dung sẽ không thể rõ ràng và cụ thể bằng biên bản này. Chính vì thế, điều mà nhà đầu tư trên các thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường ngoại hối quan tâm nhất chính là biên bản của cuộc họp này.

 

Biên bản này được công bố vào lúc 1h sáng, thứ Năm, theo giờ Việt Nam, vào mùa hè và 2h sáng vào mùa đông.

 

Thời gian diễn ra cuộc họp FOMC

Nhà đầu tư có thể theo dõi các công bố và biên bản cuộc họp của FOMC tại các trang như investing.com, forexfactory.com hoặc tại sàn forex có cung cấp Lịch kinh tế.

Các công bố của FOMC (hay FED) quan trọng như thế nào?

Có thể các cuộc họp của FOMC sẽ liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế khác nhau, nhưng tất cả đều quy chung về một mục tiêu duy nhất là tăng trưởng bền vững nền kinh tế, và điều chỉnh lãi suất là chính sách cuối cùng để đạt được mục tiêu này.

Quyết định tăng hoặc giảm lãi suất của FOMC sẽ tác động trực tiếp đến giá trị đồng đô la Mỹ. Nếu điều chỉnh tăng lãi suất, đồng USD sẽ tăng giá và ngược lại, một chính sách điều chỉnh giảm lãi suất sẽ làm cho đồng USD mất giá.

 

Một sự thật không thể chối bỏ, USD chính là đồng tiền uy lực nhất thế giới. Bất kỳ một sự biến động nào về giá trị của nó cũng sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là thị trường ngoại hối. Vàng, và EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY… là những cặp tiền bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự biến động của USD.

Là một trader trên thị trường forex thì các bạn không được bỏ qua các công bố của FOMC vì nó sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình chung của nền kinh tế Mỹ, nhận định được chiều hướng biến đổi của đồng USD. Từ đó, dự đoán xu hướng biến động của các cặp tiền tệ trên thị trường này để tìm ra cơ hội mang về lợi nhuận tiềm năng.

 

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO