Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư         Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

Tìm hiểu về chỉ báo đường trung bình trượt mũ đôi (Triple Exponential Moving Average)

 

Moving Average (MA) – Đường trung bình động là một trong những chỉ báo được dùng nhiều nhất hiện nay và là nền tảng để tạo ra nhiều chỉ báo khác. Thường thì có 3 dạng đường MA hay được sử dụng đó là đường trung bình giản đơn (SMA), hàm mũ EMA và đường trung bình trọng số WMA. Tuy nhiên vẫn còn nhiều biến thể đường MA khác ít được sử dụng như HMA (MA Hull) hay đường trung bình mũ đôi DEMA. Nếu DEMA chưa thực sự làm bạn hài lòng thì hãy thử tìm hiểu về đường trung bình động mũ ba TEMA (Triple Exponential Moving Average) với khả năng phản ứng tức thời theo sự biến động giá nhé.

 

TEMA (Triple Exponential Move Average) là gì?

TEMA là một chỉ báo kỹ thuật được tạo bởi Patrick Mulloy vào năm 1994. Chỉ báo này được thiết kế để đơn giản hóa việc xác định xu hướng, làm mượt hành động giá hơn và hạn chế được đỗ trễ hơn so với SMA.

TEMA phản ứng với sự thay đổi giá nhanh hơn so với các đường trung bình động khác trên MT4, đặc biệt là SMA và EMA. Hình bên dưới là giao diện của chỉ báo TEMA:

 

​Trader chúng ta có thể sử dụng TEMA giống như bất kỳ đường trung bình động khác. Dựa vào độ dốc của TEMA để đánh giá xu hướng.Khi TEMA dốc lên, thị trường đang trong xu hướng tăng và khi TEMA dốc xuống, thị trường đang trong xu hướng giảm.

Khi thị trường biến động, đôi khi chỉ báo TEMA sẽ có độ trễ, bởi vì nó có thể không thay đổi độ dốc của chỉ báo ngay lập tức. Nếu bạn sử dụng chu kỳ lớn hơn thì khi hành động giá thay đổi hướng di chuyển, có thể chỉ báo sẽ mất nhiều thời gian hơn để thay đổi độ dốc của nó.

 

Định nghĩa chỉ báo đường trung bình trượt mũ đôi

Hơn nữa TEMA không phải là một chỉ báo có thể sử dụng độc lập, do đó, bạn cần kết hợp với những chỉ báo khác hoặc kết hợp hành động giá để có thể có được tín hiệu chất lượng.

 

Chỉ báo TEMA cũng đóng vai trò là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động. Ví dụ, trong một xu hướng tăng, TEMA có thể sẽ đóng vai trò là kháng cự trong những cú hồi về và ngược lại. Tuy nhiên Trader cần theo dõi TEMA có đóng vai trò là kháng cự hỗ trợ trong quá khứ không. Nếu không thì thì khả năng trong tương lai TEMA không phải là ngưỡng kháng cự hỗ trợ đáng tin cậy.

Công thức tính TEMA

Công thức tính TEMA là:

TEMA = (3 * EMA – 3 * EMA (EMA)) + EMA (EMA (EMA))

Bạn có thể thấy rằng tuy cùng một chu kỳ (50) nhưng đường TEMA phản ứng với giá rất nhanh, luôn bám sát giá trong khi đường SMA phản ứng chậm hơn rất nhiều.

 

Tìm hiểu thêm:

 

Cài đặt thông số cho TEMA

Việc cài đặt thông số cho TEMA cũng tương tự như những đường trung bình động khác. Nếu bạn chọn chu kỳ thấp như 5, 10, 20 thì nên phân tích ngắn hạn, trong ngày. Lớn hơn như 50, 100 sẽ là trung hạn. Và nếu chọn chu kỳ cao như 200 thì nên dành cho phân tích dài hạn.

 

File cài đặt indicator mình đính kèm ở cuối bài viết. Các bạn download về cài vào MT4 sử dụng nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hướng dẫn bên dưới nhé:

 

Bước 1 cài đặt thông số TEMA

Phần màu sắc và chu kỳ thì các bạn tùy chỉnh theo sở thích cá nhân nhé. Sau khi cài đặt biểu đồ sẽ có giao diện như hình dưới:

Bước 2 cài đặt thông số TEMA

Chiến lược giao dịch với TEMA

Giống như những đường MA truyền thống khác, khi thanh giá đâm thủng đường TEMA là tín hiệu cho bạn vào/ra lệnh.

  • Nếu thanh giá cắt xuống và đóng nến phía dưới đường TEMA là lúc bạn nên đóng các lệnh buy và cân nhắc những lệnh sell, vì đây là tín hiệu giá giảm.
  • Trường hợp ngược lại, khi giá cắt lên và đóng nến phía trên thì bạn nên thoát các lệnh sell đang mở và cân nhắc vào lệnh buy mới, vì đây là tín hiệu giá tăng.

 

Ví dụ: TEMA + Volume indicator

Chúng ta thường sử dụng MA để xác định xu hướng, mà xu hướng thì được sinh ra trong điều kiện khối lượng giao dịch trên thị trường tăng lên. Vì vậy chúng ta sẽ sử dụng volume để lọc những tín hiệu giả trong giai đoạn đi ngang của thị thị trường (khối lượng giao dịch thường thấp).

 

Trong chart minh họa, chúng ta vào lệnh buy khi khối lượng giao dịch tăng lên. Ở điểm cắt thứ nhất, đường MA bị đâm thủng nhưng lực bán không đủ mạnh để giữ được mức giá ở phía dưới đường TEMA và sau đó bị đẩy ngược trở lại.

 

Ở điểm cắt thứ hai, lực mua đã trở nên yếu dần và phe bán đã có thể đẩy giá xuống và đóng nến bên dưới đường TEMA, đây là lúc nên thoát lệnh.

Ví dụ: TEMA + Volume Weighted Moving Average (VWMA)

 

Nếu bạn không có hứng thú với chiến lược thứ nhất, hãy thử kết hợp TEMA với VWMA, nó sẽ cho bạn tín hiệu một cách trực quan hơn.

Cụ thể: vào lệnh theo tín hiệu giao cắt đường TEMA và VWMA, thoát lệnh khi giá đâm thủng đường VWMA.

 

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO