Thường xuyên truy cập hocviendautu. để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư Thường xuyên truy cập hocviendautu.edu.vn để cập nhật tin tức, bồi bổ kiến thức, kỹ năng toàn diện về đầu tư

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ:

Facebook: Lê Nguyên

Zalo: 0765. 84 85 86

Chỉ báo On Balance Volume (OBV) là gì?

 

Trong phân tích kỹ thuật, khối lượng giao dịch là một yếu tố không thể thiếu để đo lường sự tăng – sụt giảm có phải là bắt đầu một chu kỳ đảo chiều mới hay không. Nhưng nhiều người thường bỏ qua chúng để đánh mất nhiều cơ hội giao dịch hay bị mắc bẫy bởi thị trường tiền ảo đầy khốc liệt này. Ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng chỉ báo On Balance Volume (OBV) để tăng khả năng thành công trong giao dịch nhé!

 

Tìm hiểu chỉ báo On Balance Volume là gì?

Chỉ báo On Balance Volume viết tắt OBV có nghĩa là khối lượng cân bằng. Đây là một chỉ báo  khối lượng, nó có chức năng đo lường động lực của xu hướng dựa vào mối tương quan trong sự di chuyển của giá và khối lượng. Hoặc là động lực của xu hướng được củng cố, thị trường tiếp diễn xu hướng  hoặc là động lực của xu hướng đang dần yếu đi, thị trường có khả năng đảo chiều sang xu hướng mới.

 

Tác giả của chỉ báo này cho rằng khối lượng luôn đi trước giá, khối lượng thể hiện tính thanh khoản, mà áp lực của thanh khoản sẽ tác động đến giá nên sự di chuyển của khối lượng sẽ tạo thành các tín hiệu dẫn dắt cho hướng đi của giá.

Định nghĩa về chỉ báo On Balance Volume

Công thức On Balance Volume

Công thức tính OBV phụ thuộc vào biến động giá và khối lượng giao dịch là biến số duy nhất cấu thành nên giá trị.

 

Cụ thể: Ở phiên giao dịch thứ n (phiên giao dịch hiện tại), nếu:

  • Close (n) > Close (n-1) thì OBV (n) = OBV (n-1) + Volume (n)
  • Close (n) < Close (n-1) thì OBV (n) = OBV (n-1) + [– Volume (n)]
  • Close (n) = Close (n-1) thì OBV (n) = OBV (n-1)

 

Trong đó: Close (n): giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại, Close (n-1): giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó, Volume (n): khối lượng giao dịch của phiên hiện tại.

Khi ra mắt chỉ báo OBV thông qua cuốn sách Granville’s New Key to Stock Market Profit (Dịch: Chìa khóa mới của Granville để tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán), tác giả có đề cập đến 2 khái niệm: dòng khối lượng âm và dòng khối lượng dương.

 

Nếu giá đóng cửa thấp hơn so với phiên giao dịch trước đó thì toàn bộ khối lượng giao dịch trong phiên được xem là khối lượng âm và nó sẽ được nhân với hệ số (-1) (trong công thức sẽ trở thành phép trừ) để thể hiện sự biến động giảm giá của phiên đó.

Cách tính OBV ở trên gọi là phương pháp tích lũy dòng khối lượng. OBV sau sẽ bằng OBV trước cộng với dòng khối lượng dương nếu giá biến động tăng, ngược lại sẽ cộng với dòng khối lượng âm nếu giá biến động giảm.

 

Lưu ý: Thông thường, giá mở cửa của phiên giao dịch này chính là giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó, chính vì thế, nhiều người so sánh Close (n) và Open (n) với nhau để suy ra công thức tính của OBV, nhưng sử dụng Open (n) thay cho Close (n-1) là không chính xác vì không phải lúc nào giá mở cửa của phiên sau cũng bằng giá đóng cửa phiên trước, đó là lúc thị trường tạo GAP.

 

Khi sử dụng chỉ báo để phân tích, tác giả không chú trọng vào giá trị của OBV mà là di chuyển của nó trên đồ thị cùng với di chuyển của giá, chính vì thế, giá trị OBV tại thời điểm n=0 có giá trị bằng 0.

 

Tìm hiểu thêm:

 

Cách sử dụng chỉ báo OBV để giao dịch:

 Dùng On Balance Volume (OBV) để xác định xu hướng

Bản chất của chỉ báo OBV cũng gần tương tự như giá, khối lượng giao dịch tăng đột biến và có thể phá vỡ kháng cự thì việc một xu hướng tăng mạnh mẽ có khả năng xảy ra sẽ rất cao. Ví dụ cụ thể ngay cho bạn trường hợp BTCUSD.

 

Sự phá vỡ giá 2 mức kháng cự mạnh đồng thời đối chiếu vào chỉ báo On Balance Volume cũng tương tự như vậy. Vì vậy, các trader có thể dõi theo độ thanh khoản cùng với giá, nếu mà độ thanh khoản phá khỏi mức kháng cự mạnh thì giá cũng có khả năng cao như vậy.

 

Đồng thời nó có thể xác định được xu hướng lâu dài của giá trong tương lai. Chỉ báo này có thể ứng dụng từ khung 30’ trở lên đều được, khả tiện dụng cho các trader thích chơi lướt sóng tiền ảo.

Dùng On Balance Volume để xác định phân kỳ

Ngoài MACD, RSI thì OBV cũng là một chỉ báo tuyệt vời để các nhà đầu tư xác định được điểm phân kỳ đảo chiều cho mình. Ví dụ được thể hiện trên cặp BTCUSD khung 4h.

Dùng On Balance Volume để xác định phân kỳ

Phân kỳ âm được thể hiện khi chỉ báo đang thể hiện một chiều hướng tăng rõ rệt thì giá đang trong giai đoạn một chu kỳ giảm. Còn Phân kỳ dương thì ngược lại.

Các lưu ý khi sử dụng chỉ báo này để giao dịch 

  • Chúng ta sử dụng chỉ báo OBV để xác định xu hướng khung 30’ trở lên
  • Chúng ta sử dụng chỉ báo OBV để xác định phân kỳ tốt nhất từ khung 4h trở lên
  • Xác định mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng và giá phải đóng cửa nằm trên hoặc nằm dưới mới có thể dùng chỉ báo OBV xác định chính xác được.
  • OBV là một chỉ báo đơn giản, vì vậy nó cũng có nhiều thiếu xót, chúng ta không thể dựa hoàn toàn 1 chỉ báo OBV để giao dịch được nên hãy coi nó là một chỉ báo hỗ trợ đắc lực cho chúng ta.

Ý nghĩa của chỉ báo On Balance Volume 

  • Chỉ báo OBV tăng khi khối lượng giao dịch của các phiên tăng giá cao hơn khối lượng giao dịch các phiên giảm giá hay dòng khối lượng dương lớn hơn dòng khối lượng âm. Chỉ báo OBV tăng cho thấy áp lực mua đang cao hơn so với áp lực bán, giá có khả năng tăng cao hơn.

  • Chỉ báo OBV giảm khi khối lượng giao dịch của các phiên giảm giá cao hơn khối lượng giao dịch các phiên tăng giá hay dòng tiền âm lớn hơn dòng tiền dương. Chỉ báo OBV giảm biểu hiện áp lực bán đang cao hơn, giá có khả năng sẽ giảm xuống.
  • Chỉ báo OBV tăng nhưng giá không thay đổi hoặc giảm chứng tỏ lực giảm của giá đã dần yếu đi, khả năng lớn là giá sẽ đảo chiều tăng.
  • Chỉ báo OBV giảm nhưng giá không thay đổi hoặc tăng chứng tỏ lực tăng của giá dần yếu đi, khả năng cao là giá sẽ đảo chiều giảm.

Cách phân tích chỉ báo On Balance Volume


Phân tích chỉ báo On Balance Volume dựa trên lý thuyết rằng OBV sẽ thay đổi trước khi giá thay đổi: các dòng tiền đầu tư sẽ đổ vào chứng khoán đang xét khi OBV tăng. Khi các nhà đầu tư tập trung vào chứng khoán đó, cả chỉ báo On Balance Volume và chứng khoán đều sẽ “trào dâng”.

 

Nếu giá biến động trước OBV, tình trạng “không xác định” (non-confirmation) sẽ xảy ra. Non-confirmation có thể xảy ra tại các đỉnh thị trường giá tăng (khi giá tăng trước hoặc không có sự tăng của OBV); hoặc tại các đáy thị trường giá giảm (khi giá giảm trước hoặc không có sự giảm của OBV).

OBV sẽ trong một trend tăng khi mỗi đỉnh đều cao hơn đỉnh trước đó và mỗi đáy đều cao hơn đáy trước đó. Ngược lại, chỉ báo sẽ trong trend giảm khi đỉnh và đáy kế tiếp thấp hơn đỉnh và đáy trước đó. Khi OBV di chuyển nằm ngang và không tạo một mức cao hay thấp nào, nó đang ở trend không xác định.

 

Xem thêm:


CÔNG TY THÀNH VIÊN

© HOCVIENDAUTU.EDU.VN ALL RIGHTS RESERVED
GIAO DỊCH FOREX
GIAO DỊCH CRYPTO